Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết nước này đã ký hiệp ước an ninh 10 năm với Ukraine, sau khi Anh, Đức và Pháp có động thái tương tự.
"Thỏa thuận đồng nghĩa các khoản hỗ trợ quân sự và dân sự trong tương lai sẽ được thiết lập theo khuôn khổ cho 10 năm tới", Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết hôm nay. Các khoản hỗ trợ sẽ được tài trợ bởi Quỹ Ukraine, ước tính hiện có 69,1 tỷ kroner (10 tỷ USD), của Copenhagen.
Với động thái này, Đan Mạch là quốc gia tiếp theo ký hiệp ước an ninh dài hạn với Ukraine, sau Anh, Đức và Pháp. Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani ngày 22/2 nói Rome cũng chuẩn bị ký hiệp ước tương tự với Kiev, nhằm giúp Ukraine củng cố ngành quốc phòng và đối phó các mối đe dọa lai như chiến tranh mạng.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cùng ngày thông báo Copenhagen sẽ viện trợ quân sự thêm 1,7 tỷ korner (hơn 247 triệu USD) cho Kiev. Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen nói gói viện trợ sẽ gồm hệ thống phòng không, máy bay không người lái và 15.000 pháo. Đan Mạch cũng sẽ chuyển lô tiêm kích F-16 đầu tiên cho Ukraine trong mùa hè năm nay.
Kiev đã nhiều lần đề nghị phương Tây cung cấp F-16 để chống lại ưu thế trên không của Nga. Sau nhiều tháng từ chối, Mỹ hồi tháng 8 đã "bật đèn xanh" để các nước như Đan Mạch, Hà Lan tiến hành việc này.
Đan Mạch là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Ukraine sau khi chiến sự tại nước này bùng phát. Theo số liệu của cơ quan theo dõi viện trợ cho Ukraine thuộc Viện Kiel ở Đức, Copenhagen đã cam kết viện trợ cho Kiev thêm 3,8 tỷ USD tính từ tháng 11/2023, đưa Đan Mạch trở thành quốc gia viện trợ quân sự lớn bậc nhất cho Ukraine xét theo tỷ trọng GDP.
Như Tâm (Theo Reuters, AFP)
Hơn một năm sau khi Nga rút quân, người dân thành phố Izyum vẫn phải hứng chịu thương vong từ những bãi mìn do chiến sự để lại.
Theo New York Times, tỷ phú công nghệ Elon Musk, người có quan hệ đồng minh chặt chẽ với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, đã gặp Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Amir Saeid Iravani nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Iran và Mỹ.
Ngày 17/6, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair cho biết, nước này không nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để điều các huấn luyện viên quân sự trở lại Ukraine.
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cho Ukraine để hỗ trợ nước này tiến hành cuộc phản công chống lại các lực lượng Nga.
Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine lên kế hoạch điều 20.000 quân chiếm nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Kursk.
Ngoại giao kinh tế trở thành xung lực giúp Bangladesh vận động nguồn hỗ trợ từ Trung Quốc và Ấn Độ, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng trong nước.
Các phát biểu và nội dung trao đổi tại Hội nghị Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp cho thấy nguồn lực phong phú, dồi dào của kiều bào, không chỉ về vật chất mà còn cả nguồn lực tri thức, chất xám, nguồn lực “mềm”.
An ninh Ukraine thông báo bắt một cựu binh với cáo buộc chỉ thị cho Nga tập kích các mục tiêu tại tỉnh Kharkov.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik cảnh báo Triều Tiên đối mặt 'địa ngục hủy diệt' nếu có hành động liều lĩnh, phá hoại hòa bình.