Quân đội Indonesia thông báo đã bắt 13 binh sĩ tra tấn một người đàn ông Papua, sau khi xuất hiện video về sự việc.
Video nhiều người đánh đập một người đàn ông Papua, trong lúc người này bị trói hai tay và nhốt ở trong thùng nước, đã được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội Indonesia vài ngày gần đây. Video khác cho thấy người đàn ông bị một người mặc quân phục cầm dao chém vào lưng. Tỉnh Papua là khu vực giàu tài nguyên nằm ở cực đông đất nước, có mức độ tự trị cao so với các tỉnh khác của Indonesia.
Hai video đã gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trên mạng xã hội Indonesia. Izak Pangemana, quan chức cấp cao của quân đội Israel tại tỉnh Papua, ngày 25/3 xác nhận nội dung các video và cho biết sự việc xảy ra hồi tháng 2.
"Đây là hành động trái pháp luật, làm hoen ố tên tuổi của quân đội và phá hoại các nỗ lực nhằm giải quyết xung đột ở Papua", ông Pangemana cho biết, thêm rằng 13 binh sĩ đã bị bắt vì tình nghi tham gia vụ tra tấn. "Tôi xin lỗi toàn thể người dân Papua. Chúng tôi sẽ nỗ lực để đảm bảo sự việc này không tái diễn".
Theo quan chức này, người đàn ông bị tra tấn trong các video là thành viên của lực lượng ly khai, bị cáo buộc cùng hai người khác lên kế hoạch đốt một trung tâm y tế ở tỉnh Trung Papua và đã được trả tự do. Trong khi đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết người đàn ông trong video đã chết, đồng thời yêu cầu các binh sĩ tham gia tra tấn và những sĩ quan cấp cao hơn phải chịu trách nhiệm.
Kristomei Sianturi, phát ngôn viên quân đội Indonesia, cùng ngày xác nhận lực lượng này đã bắt 13 binh sĩ trong tổng số 42 người bị thẩm vấn. Danh tính của các binh sĩ sẽ sớm được công bố.
Giao tranh giữa các lực lượng ly khai có vũ trang và quân chính phủ bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Papua kể từ khi vùng đất này sáp nhập vào Indonesia sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc vào năm 1969.
Các nhà hoạt động người Papua chỉ trích cuộc bỏ phiếu và yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý lần nữa, song chính phủ Indonesia khẳng định Liên Hợp Quốc ủng hộ chủ quyền của Jakarta đối với khu vực này.
Bạo lực tại Papua leo thang nghiêm trọng kể từ năm 2018, khi các lực lượng ly khai tấn công với tần suất lớn và có mức độ nguy hiểm cao hơn, được cho là do những nhóm này đã mua được nhiều vũ khí hiện đại. Lực lượng an ninh Indonesia cho biết các nhóm vũ trang đã sát hại binh sĩ và cảnh sát trong một số vụ đụng độ.
Phạm Giang (Theo Reuters, AFP)
Ngày 5/2, Hội đồng Tổng thống Yemen đã bổ nhiệm Ngoại trưởng nước này Ahmed Awad bin Mubarak làm Thủ tướng mới.
Mỹ-Nhật-Hàn tập trận ở Biển Hoa Đông, Czech chuyển lô đạn pháo đầu tiên cho Ukraine, Nga lên án mạnh mẽ âm mưu đảo chính ở Bolivia, Triều Tiên thử thành công tên lửa mang nhiều đầu đạn, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị khai trừ đảng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ông Trump tổ chức họp báo sau khi bị tuyên có tội vụ chi tiền bịt miệng, cáo buộc Tổng thống Biden đứng sau phán quyết tại New York.
Nga công bố video UAV theo dõi và chỉ điểm cho tên lửa đạn đạo tập kích hai pháo phản lực HIMARS của Ukraine tại tỉnh Kharkov.
Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro khẳng định, các nhân viên ngoại giao nước này sẽ không trở lại Ecuador cho đến khi luật pháp quốc tế “được khôi phục hoàn toàn”.
Ngày 8/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực đoàn kết vì hòa bình, công bằng và bền vững, nhưng phù phù hợp với Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Làn sóng tẩy chay, phản đối Mỹ đang trỗi dậy ở các nước Arab khi người dân khu vực đổ lỗi cho Washington về cuộc khủng hoảng ở Dải Gaza.
ABC News dẫn nguồn tin tình báo Mỹ nhận định Israel đã lên kế hoạch thực hiện vụ nổ loạt máy nhắn tin ở Lebanon trong ít nhất 15 năm.
Tổ chức tại Anh nói 'tên lửa Triều Tiên' mà Nga sử dụng tại Ukraine chứa hàng trăm linh kiện do các công ty Mỹ và châu Âu sản xuất.