TPO - Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Dôi dư 6.764 cơ sở nhà, đất
Cử tri phản ánh hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện sáp nhập, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ quan, đơn vị... nên nhiều nhà đất công bị bỏ hoang, một số khu nhà, căn hộ tái định cư, tài sản công để không lâu năm hư hỏng, xuống cấp. Do đó, cử tri đề nghị thành phố tiến hành rà soát, có biện pháp giải quyết tránh lãng phí trong thời gian tới.
Tại Hà Nội, nhiều nhà đất công bị bỏ hoang lãng phí sau khi sáp nhập. Ảnh: BXD. |
Tại Hà Nội, nhiều nhà đất công bị bỏ hoang lãng phí sau khi sáp nhập. Ảnh: BXD. |
Về vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý.
Theo số liệu báo cáo của Sở Tài chính, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị của thành phố quản lý, sử dụng thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định là 6.764 cơ sở (khối sở, ban, ngành là 1.202 cơ sở; khối quận, huyện, thị xã là 4.520 cơ sở; khối doanh nghiệp nhà nước là 1.042 cơ sở).
Trong đó, số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý là 6.018 cơ sở (chiếm tỷ lệ khoảng 90%).
Thực hiện Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030 và hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 190 năm 2023 đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của thành phố, trong đó xác định cụ thể tiến độ thực hiện và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
"Thành phố phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 100% cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của mình trong năm 2025. Với một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm", UBND TP Hà Nội thông tin.
Xử lý trách nhiệm để xảy ra lấn chiếm, sử dụng sai mục đích
Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp khẩn trương đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất chưa kê khai theo tiến độ tại Kế hoạch, trình UBND TP phê duyệt và chịu trách nhiệm trước UBND TP về việc không thực hiện hoặc chậm thực hiện việc kê khai, báo cáo và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích hoặc mất hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc nhà, đất đồng thời liên hệ với cơ quan chức năng tại địa phương để giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Đối với các cơ sở nhà, đất chưa hoàn thiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, thị xã căn cứ nguồn gốc, hồ sơ pháp lý có liên quan và quy định của pháp luật về đất đai để xem xét giải quyết cho người sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, không chờ đến khi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất xong hoàn thiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất.
UBND quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, nắm bắt thông tin các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương khác trên địa bàn hiện không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND TP kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các địa phương khác chuyển giao hoặc thu hồi về thành phố quản lý, phục vụ mục đích công cộng.
Bên cạnh đó, thực hiện hướng dẫn của Bộ Tài chính tại văn bản số 5783 ngày 07/6/2023, UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức kiểm tra chuyên đề công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong năm 2023 và dự kiến tiếp tục xây dựng kế hoạch kiểm tra trong giai đoạn tiếp theo tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố (trong đó bao gồm nội dung rà soát công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất) nhằm xem xét, đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Từ đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật, phát hiện các quy định còn hạn chế, vướng mắc hoặc chưa phù hợp thực tiễn để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới, đặc biệt trong công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản công.
Công viên hồ điều hòa 22ha của Long Biên đang tích cực triển khai, trong đó khu vực 7ha ký hiệu A. 3/CXKO thuộc dự án đã triển khai và dự kiến sẽ hoàn thiện tháng 11/2023 để đi vào hoạt động trước. Phần khu vực 15ha ký hiệu A.3/CXTP2 còn lại sẽ triển khai sau và được bố trí vốn triển khai giai đoạn 2022-2025. Khi công viên hồ điều hòa 22ha được đi vào hoạt động thì dự án Khai Sơn City sẽ trở thành tâm điểm và thừa hưởng hệ tiện ích đồng bộ.
TPHCM sẽ lấy bảng giá đất theo quyết định số 02/2020/QĐ-UBND nhân với hệ số điều chỉnh giá đất theo quyết định số 56/2023/QĐ-UBND để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8 cho đến khi ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định số 02.
Công ty TNHH thương mại Nam Phương (Công ty Nam Phương) có mỏ khai thác đá vi phạm pháp luật tại Lộc Môn, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn chính thức hoạt động từ tháng 4/2010. Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Duy Sơn, sinh năm 1976. Ngoài ra, ông Sơn còn đại diện cho Công ty TNHH thương mại VLXD Thuận Đạt, Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thuận Đạt Hòa Bình. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của Công ty...
Cùng với hai nhà máy thủy điện có thể vận hành trở lại, miền Bắc giảm cắt điện vì có thêm nguồn bổ sung, khi một số nhà máy nhiệt điện than khắc phục xong sự cố.
Hưởng ứng chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, mới đây Vinhomes đã bắt tay với Vin Fast để mang tới cho hội viên Vinhomes Elite Club hành trình trải nghiệm độc đáo, từ việc tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cho tới tự mình khám phá sự độc đáo, vượt trội của các dòng xe điện thông minh thương hiệu Việt.
Đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều nghiệp vụ chuyên môn để gây nhầm lẫn, sai sót cho cả ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Pakistan, vượt qua được các hàng rào an ninh để chiếm đoạt tiền.
Ngày hội thông tin với chủ đề: Hành trình vững bước tương lai, có sự tham gia của Tiến sĩ Roderick Crough Crouch – Hiệu trưởng điều hành, ông John Slipachenko – Phó Hiệu trưởng, Giám đốc Chương trình Quốc tế. Khi tham gia sự kiện, phụ huynh sẽ có cơ hội được trao đổi trực tiếp với Ban Giám hiệu Nhà trường xoay quanh nhiều vấn đề như chương trình học, phương pháp giáo dục, kế hoạch phát triển… của Trường Hà Nội Toronto. Tại ngày hội “Hành trình...
Nạn kích giun đã hoành hành khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam suốt nhiều năm, thế nhưng đến nay do vẫn chưa có chế tài xử lý thỏa đáng nên tệ nạn này lại bùng phát, cày nát đất vườn, phá sạch tiền của của người dân. Video: Cuộc chiến chống nạn kích giun đất ở Hòa Bình. Đầu nậu cấp cao toàn người Việt Được hai đầu mối thu mua giun đất ở huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) là Bùi Văn Kiển và Bùi Văn Hiếu giới thiệu, PV VTC News liên lạc trực tiếp với các...
Ngày 5/4, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao giải thưởng Jackpot trị giá 24 tỷ đồng cho anh L.N. ở Long An. Anh L.N. cho biết đang ngồi 'lướt' điện thoại thì nhận được cuộc gọi từ tổng đài của Vietlott nhưng không nghe máy...