TPO - Toàn bộ các dự án khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đi qua khu vực địa chất yếu, việc xử lý lún nền đường rất mất thời gian, vì vậy tiến độ các dự án phụ thuộc rất lớn vào tiến độ bàn giao mặt bằng và đặc biệt là vật liệu cát đắp.
Ngày 5/9, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và lãnh đạo các địa phương vùng ĐBSCL về việc triển khai các dự án giao thông trọng điểm của vùng.
Đại diện Bộ GTVT cho biết, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT tại khu vực ĐBSCL gồm 4 dự án (Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau; dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu và cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh) với tổng chiều dài là 355 km, tổng mức đầu tư gần 83.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc với các địa phương ĐBSCL về triển khai các dự án giao thông trọng điểm. |
Tổng nhu cầu đá các loại khoảng 6,6 triệu m3, đất đắp khoảng 4,7 triệu m3, cát đắp nền khoảng 53,68 triệu m3. Đối với vật liệu đá, đất tại các mỏ đang khai thác trong khu vực đã cơ bản đảm bảo đủ trữ lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu theo tiến độ các dự án.
Toàn bộ các dự án khu vực ĐBSCL đi qua khu vực địa chất yếu, việc xử lý lún nền đường rất mất thời gian, vì vậy tiến độ các dự án phụ thuộc rất lớn vào tiến độ bàn giao mặt bằng và đặc biệt là vật liệu cát đắp.
Mặc dù trữ lượng cát đắp nền đủ đáp ứng nhu cầu cho các dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT làm việc với các địa phương và có các văn bản hướng dẫn nhưng việc triển khai các thủ tục nâng công suất mỏ, giao mỏ mới cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù của các địa phương còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ.
Công tác phối hợp giữa các địa phương (An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ) trong việc triển khai các thủ tục giao mỏ cho nhà thầu khai thác phục vụ dự án thành phần 2 và 3 thuộc Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng còn chậm.
Tỉnh An Giang đã có chủ trương thống nhất hỗ trợ 2 khu mỏ cho các tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ để khai thác phục vụ các dự án. Tuy nhiên, đối với mỏ Nhánh cù Lao Tây là mỏ nạo vét, tận thu không phải mỏ khoáng sản nằm trong quy hoạch nên địa phương chưa thể triển khai các thủ tục.
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thiếu cát đắp nền. |
Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết, hiện nay địa phương đang gặp khó khăn vướng mắc về cơ chế giao mỏ cho nhà thầu.
“Tôi đề nghị giữa nhà thầu thi công và tỉnh phải ngồi lại để tính toán, cần thiết thống nhất giới thiệu những doanh nghiệp khai thác có kinh nghiệm để làm sao đảm bảo việc khai thác này không ảnh hưởng đến môi trường, gây sạt lở”, ông Bình nói và cho biết, Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đi qua đoạn của An Giang cần 9,3 triệu m3. An Giang đảm bảo cung ứng thành phần 1 nhưng hiện nay vướng là vừa qua tỉnh đã thu hồi 6 mỏ cát trữ lượng khoảng 4,5 triệu m3) theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Hiện An Giang đã có tờ trình gửi Bộ TN&MT xem xét, hướng dẫn để địa phương cấp lại 6 mỏ cát này để phục vụ cho các tuyến cao tốc trọng điểm.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các sở: TN&MT, Xây dựng, GTVT phải làm tốt hơn nữa vai trò tham mưu cho lãnh đạo địa phương khi vận dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép, gia hạn, nâng công suất khai thác mỏ, trong đó có những mỏ đã hết hạn nhưng trữ lượng vẫn còn hoặc quy hoạch mỏ đã hết hạn.
"Trữ lượng các mỏ không thiếu nhưng các địa phương, nhà thầu đang thiếu sự phối hợp, chưa hiểu cặn kẽ, đầy đủ quy định pháp lý, chưa đủ năng lực đánh giá tác động môi trường đối với những mỏ lớn để đưa ra phương án khai thác phù hợp, bảo vệ môi trường, chống sạt lở", Phó Thủ tướng nói yêu cầu Bộ GTVT, các nhà thầu phải rà soát lại tiến độ các dự án cao tốc để phối hợp với Bộ TN&MT, các địa phương để điều phối hiệu quả hoạt động cung cấp vật liệu; thành lập tổ công tác kỹ thuật với sự tham gia của lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ TN&MT, các địa phương để giải quyết những vấn đề vướng mắc pháp lý, thực hiện điều tra, khảo sát những mỏ cát mới, khu vực có tiềm năng để đưa vào quy hoạch.
Các nhà đầu tư tỏ ra chán nản vì mất quá nhiều thời gian, công sức nhưng không thu được gì từ loại tiền ảo này.
Cũng như hàng loạt địa phương khác trong cả nước, TP Cần Thơ đã được trung ương cho phép thực hiện nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Thế nhưng sau nhiều năm, tại Cần Thơ, những cơ chế, chính sách này chưa đi vào cuộc sống, vì sao?
Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn tại Việt Nam cho thấy việc tăng thuế thuốc lá không làm tăng buôn lậu thuốc lá.
Những năm qua, hoạt động hợp tác giữa Ninh Bình với các địa phương của Lào không ngừng phát triển, đặc biệt là giữa Ninh Bình với tỉnh Oudomxay.
Sau nhiều đám cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị hướng dẫn chủ hộ gia đình, chủ cơ...
Sau các phiên đấu giá đất gần đây, thị trường đất nền vùng ven Hà Nội, đặc biệt tại các huyện như Thanh Oai, Phúc Thọ và Hoài Đức, đang có sự biến động nhất định nhưng không thực sự mạnh mẽ.
Tốt nghiệp khoa Văn hóa Dân tộc, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, sau một thời gian làm truyền thông cho một doanh nghiệp, năm 2016, anh Nguyễn Trung Kiên, (xã vùng cao Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, nay là xã Độc Lập, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đã quyết tâm về quê làm giàu từ nghề nông. Tháng 11/2020, anh Kiên mạnh dạn đứng ra thành lập hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Độc Lập (HTX Độc Lập). Cách trung tâm TP Hòa Bình chưa đầy 25km đường, nhưng để...
Phó Tổng lãnh sự nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại TP.HCM, ông Souvannaseng Amphay, lãnh đạo Cục Hàng không Dân dụng Lào, sân bay Lao Airlines, người dân và du khách tham dự lễ khai trương và chúc mừng đường bay mới của Vietjet. Đường bay TP.HCM – Viêng Chăn phục vụ hành khách với tần suất 4 chuyến khứ hồi mỗi tuần vào các ngày thứ Hai, Tư, Sáu, Chủ nhật, mang lại trải nghiệm bay trọn vẹn đến xứ sở “Triệu voi” trong 1 giờ 45 phút bay mỗi...
Sau dịch COVID-19, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều mặt bằng treo biển cho thuê, bán suốt cả năm người thuê vẫn không mặn mà, điều này cũng...