Khả năng đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin theo từng giai đoạn giữa phong trào Hamas và Israel ở Dải Gaza dựa trên đề xuất của nước này hồi tháng 5 “gần như bằng 0”.
Ngừng bắn ở Gaza: Thủ tướng Israel chôn vùi cơ hội đạt được thỏa thuận, Mỹ tìm cách biết 'giới hạn' của Hamas |
Ngày 4/9, người Israel biểu tình ở Tel Aviv kêu gọi giải cứu con tin bị phong trào Hamas bắt giữ. (Nguồn: AFP) |
Ngày 8/9, kênh tin tức Channel 12 của Israel trích dẫn các nguồn tin an ninh nước này tiết lộ, có “sự bi quan rất lớn” trong số các nhà đàm phán Israel - những người từng tin tưởng ít nhất có thể đạt được thỏa thuận giữa Israel với các bên trung gian để sau đó chuyển cho Hamas.
Tin liên quan |
Xung đột ở Gaza: Hamas đổ lỗi cho Thủ tướng Israel Xung đột ở Gaza: Hamas đổ lỗi cho Thủ tướng Israel 'câu giờ', Mỹ lại cử 'sếp' ngoại giao ra mặt dàn xếp |
Kế hoạch của Mỹ đưa ra đề xuất “bắc cầu” mới trong 2 hoặc 3 ngày tới hiện cũng được coi là “bất khả thi”. Washington không muốn đưa ra đề xuất mới trừ khi hoặc cho đến khi nhận thấy dấu hiệu tiến triển tiềm năng.
Hiện tại, Mỹ đang thúc giục các nhà hòa giải khác là Qatar và Ai Cập tìm hiểu “giới hạn của Hamas là gì”.
Channel 12 đánh giá, tuyên bố của Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm 2/9 về việc tiếp tục duy trì quyền kiểm soát của quân đội Israel đối với Hành lang Philadelphi dọc biên giới Gaza-Ai Cập, lập trường vốn không được nêu rõ trong đề xuất hồi tháng 5, đã “chôn vùi” cơ hội đạt được thỏa thuận.
Trong khi đó, cùng ngày 8/9, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tiếp tục tuyên bố, nước này sẽ nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu của chiến dịch quân sự ở Dải Gaza.
Ông nhắc lại các mục tiêu này gồm "tiêu diệt Hamas, mang tất cả các con tin trở về, đảm bảo rằng Gaza không bao giờ trở thành mối đe dọa đối với Israel nữa, cũng như đưa người dân ở miền Bắc và miền Nam trở về nhà một cách an toàn".
Thủ tướng Netanyahu cũng nhắc lại tài liệu do tờ Bild của Đức công bố hôm 6/9, được cho là lấy từ máy tính của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, trong đó mô tả các chiến lược chiến tranh tâm lý nhằm gieo rắc mối bất hòa trong xã hội Israel - bao gồm lợi dụng tình hình con tin để gây áp lực đối với chính phủ Israel và kéo dài cuộc xung đột nhằm làm suy yếu quốc gia Trung Đông cả về chính trị lẫn quân sự.
Ông kêu gọi người dân Israel “không rơi vào cạm bẫy của Hamas”.
Căng thẳng tại Trung Đông bùng phát từ ngày 7/10 năm ngoái khi Hamas tập kích lãnh thổ Israel. Sau biến cố này, Israel tuyên bố phong tỏa toàn bộ Dải Gaza và triển khai chiến dịch quân sự quy mô lớn với mục tiêu xóa sổ hoàn toàn Hamas và giải cứu con tin.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán do Mỹ, Ai Cập và Qatar làm trung gian để tiến tới lệnh ngừng bắn đến nay vẫn chưa đạt tiến triển.
Phần lớn binh sĩ tự nguyện tham gia quân đội Nga hiện nay đều thuộc nhóm tuổi trung niên và không được đánh giá cao, thậm chí được xem là mối bất lợi trong cuộc chiến với Ukraine.
Một tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã đi qua eo biển Đài Loan trong động thái để khẳng định quyền tự do hàng hải.
Lực lượng hóa học Nga triển khai phương tiện tạo khói để ngăn drone Ukraine phát hiện các đơn vị đang tiến công.
Trang thông điện điện tử Nova24 đưa thông tin trên kèm video đăng trên mạng xã hội cho thấy một cột lửa và khói bốc cao lên bầu trời đêm.
Hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX diễn ra từ ngày 15-18/7 tại thủ đô Bắc Kinh với sự tham dự của hơn 370 ủy viên và ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng đang thu hút sự chú ý lớn.
Hàn Quốc liên tiếp phóng thử tên lửa nhiên liệu rắn đưa vệ tinh lên quỹ đạo, trong nỗ lực chạy đua về năng lực do thám với Triều Tiên.
Khoảng 10.000 người Hungary biểu tình phản đối Thủ tướng Orban vài tuần trước cuộc bầu cử trong nước và Nghị viện châu Âu vào tháng 6.
Ngày 2/1, Ngoại trưởng Ấn Độ S.Jaishankar có cuộc trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn ANI, trong đó đề cập quan hệ của nước này với Nga và Trung Quốc.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho hay các cuộc tấn công của tin tặc nhắm vào các thiết bị phục vụ việc bỏ phiếu điện tử từ xa trong cuộc bầu cử tổng thống Nga được thực hiện với sự giúp đỡ của các nước phương Tây.