Trong bối cảnh ba nước thuộc vùng Sahel là Burkina Faso, Mali và Niger tuyên bố rút khỏi Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Phi (AU) đã kêu gọi tiến hành đối thoại.
3 nước Sahel 'tẩy chay' ECOWAS: Mali chính thức gửi thông báo, Liên minh châu Phi lên tiếng. Biometric |
Mali chính thức gửi thông báo rút khỏi ECOWAS trong ngày 29/1. (Nguồn: Biometric) |
Hãng tin AFP đưa tin, ngày 29/1, Bộ Ngoại giao Mali cho biết đã gửi tới ECOWAS "thông báo chính thức" về việc nước này rút khỏi khối, một ngày sau khi nước này cùng Burkina Faso và Niger công bố kế hoạch ly khai trên.
Ba nước này cáo buộc ECOWAS không thực hiện được những ý tưởng đề ra khi tổ chức này được thành lập cũng như không hỗ trợ được cho các quốc gia Tây Phi trong cuộc chiến chống lại khủng bố và tình trạng bất ổn.
Tin liên quan |
Sức nóng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung tại châu Phi Sức nóng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung tại châu Phi |
Trong bối cảnh đó, ngày 30/1, Reuters cho hay, AU bày tỏ "cực kỳ lấy làm tiếc" với quyết định của các chính quyền quân sự ở Burkina Faso, Mali và Niger.
AU thông báo, Chủ tịch liên minh Moussa Faki Mahamat "kêu gọi các nhà lãnh đạo trong khu vực thúc đẩy cuộc đối thoại giữa lãnh đạo ECOWAS và 3 quốc gia nêu trên".
Trước đó, sau khi 3 nước Mali, Burkina Faso và Niger tuyên bố rút ngay lập tức khỏi ECOWAS hôm 28/1, tổ chức này cho biết vẫn chưa nhận được bất cứ thông báo chính thức nào.
Nhấn mạnh 3 nước vùng Sahel là “những thành viên quan trọng của ECOWAS”, khối này “vẫn cam kết tìm kiếm một giải pháp mang tính thương lượng cho bế tắc chính trị”.
Niger, Mali và Burkina Faso là 3 quốc gia hiện do chính quyền quân sự kiểm soát sau những cuộc đảo chính kể từ năm 2020 đến nay và đều đã bị ECOWAS đình chỉ tư cách thành viên, trong đó, trường hợp mới nhất là Niger vào tháng 12/2023.
Ba nước này đã ký thỏa thuận phòng thủ chung hồi tháng 9 năm ngoái, cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp 1 thành viên bị tấn công.
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ngày 6/10 cho biết, cuộc xung đột tại Dải Gaza đã gây ra 'nỗi đau không thể chịu đựng nổi'.
Chỉ huy Liên minh châu Âu cũng bày tỏ hoài nghi về khả năng quân đội Ukraine có thể xuyên thủng phòng tuyến của Nga ở thời điểm hiện tại.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS), Đô đốc Kim Myung-soo, ngày 10/3, kêu gọi phản ứng 'áp đảo' trước bất kỳ hành động khiêu khích nào của đối phương.
Mới đây, Phái đoàn Việt Nam tại Geneva tổ chức Hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững: các xu hướng đang nổi lên trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam”.
Ngày 26/1, Reuters đưa tin, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết, Mỹ đang hối thúc Hungary nhanh chóng xúc tiến việc chấp thuận Thụy Điển trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngày 14/2, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Camille Dawson cho biết Nhà Trắng lo lắng về sự hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa Nga và Triều Tiên.
Sau hơn một năm thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ An ninh lâm thời Liên hợp quốc ở khu vực Abyei (UNISFA), Đội Công binh số 2 Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và về nước an toàn vào chiều 28/9.
Triều Tiên mở cửa biên giới cho khách du lịch; Ngoại trưởng Trung Quốc đến Myanmar; Cảnh báo đậu mùa khỉ lên mức cao nhất toàn cầu.
Nguy cơ Mỹ và Iran đụng độ trực tiếp; Khối Tây Phi lên kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger.