Hiệp ước quốc phòng quan trọng này cho phép Philippines và Nhật Bản triển khai quân đội trên lãnh thổ của nhau.
Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA) được ký kết ở Manila ngày 8-7 tại cuộc gặp của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara với người đồng cấp Philippines Gilberto Teodoro, và Bộ trưởng Ngoại giao Yoko Kamikawa với người đồng cấp Enrique Manalo.
Hãng tin AFP dẫn lời thư ký truyền thông Cheloy Garafil của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr cho biết ông Teodoro và ông Kamikawa đã ký thỏa thuận tại Dinh tổng thống dưới sự chứng kiến của ông Marcos.
Tokyo và Manila bắt đầu đàm phán hiệp ước này từ tháng 11-2023.
Theo Hãng tin AFP, hiệp định tạo khuôn khổ pháp lý để Nhật Bản và Philippines gửi lực lượng quốc phòng đến lãnh thổ của nhau để huấn luyện và thực hiện các hoạt động khác. Đây là hiệp ước phòng thủ đầu tiên của Nhật Bản với một nước châu Á khác.
Hiệp ước sẽ có hiệu lực sau khi được cơ quan lập pháp của 2 nước phê chuẩn.
Philippines và Nhật Bản là đồng minh lâu năm của Mỹ - quốc gia đang tăng cường liên minh khu vực từ Úc đến Nhật Bản để đối phó sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Bắc Kinh chỉ trích Mỹ muốn tạo ra một phiên bản NATO ở châu Á - Thái Bình Dương.
Việc ký kết RAA diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hành động quyết đoán hơn ở Đài Loan và Biển Đông, làm dấy lên lo ngại nguy cơ xảy ra xung đột.
Trong nhiều tháng qua, căng thẳng leo thang ở Biển Đông do các cuộc chạm trán giữa tàu Trung Quốc và Philippines. Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 17-6 khi lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc cầm dao, gậy và rìu bao vây và lên tàu hải quân Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế tại khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một thủy thủ Philippines bị mất ngón tay cái trong vụ việc.
Trong khi đó Tokyo và Bắc Kinh cũng đang tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.
Nhật Bản và Philippines đã trở nên thân thiết hơn nhờ thương mại và đầu tư nhiều năm qua, và càng xích lại gần nhau hơn để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Đến nay Nhật Bản là nhà cung cấp thiết bị an ninh chính cho Philippines, bao gồm tàu tuần tra cho lực lượng bảo vệ bờ biển và hệ thống giám sát radar ven biển.
Ngày 5/4, Reuters (Anh) đưa tin, Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio mới đây đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc gia do tình trạng lạm dụng ma túy và dược chất.
Khi gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, các nhà lãnh đạo Mỹ cũng như ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Donald Trump đều kêu gọi sớm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Thủ tướng Netanyahu chỉ trích kế hoạch ngừng bắn dọc hành lang nhân đạo ở miền nam Gaza mà quân đội Israel đưa ra là 'không thể chấp nhận'.
Ngày 23/7, các nhân vật hàng đầu của đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đã tuyên bố ủng hộ bà Kamala Harris trở thành ứng viên tổng thống của đảng này trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Quân đội Nga công bố video tiêm kích MiG-29, trận địa S-300 Ukraine ở tỉnh Dnipro bị trúng tên lửa và phát nổ dữ dội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn thích ứng và hài hòa lợi ích các bên khi được hỏi về tầm nhìn, lựa chọn để phát triển.
Trực thăng CH-53E Super Stallion chở 5 lính thủy quân lục chiến Mỹ bị rơi trên đường di chuyển từ Nevada đến California.
Liên Hợp Quốc cho biết lò phản ứng hạt nhân thứ hai của Triều Tiên bắt đầu xả nước ấm, cho thấy cơ sở này đã được kích hoạt.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt nhắm vào ICC sau khi công tố viên cơ quan này xin lệnh bắt Thủ tướng Israel.