Hai tàu ngầm tấn công lớp Scorpene sẽ được đóng ngay tại Indonesia nhờ vào chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Naval Group thuộc Pháp.
Trong thông báo ngày 2-4, Naval Group xác nhận Indonesia đã đặt mua hai tàu ngầm tấn công lớp Scorpene như một phần của thỏa thuận hợp tác quốc phòng ký giữa hai bên vào năm 2021.
Hai tàu ngầm này sẽ được chế tạo tại nhà máy đóng tàu PT PAL ở Indonesia, tạo ra hàng ngàn việc làm lâu dài ở địa phương.
Theo thỏa thuận, Naval Group sẽ chuyển giao bí quyết công nghệ của mình, còn "việc quản lý, vận hành và bảo trì sẽ được thực hiện tại Indonesia" bởi người Indonesia.
Cũng theo thỏa thuận năm 2021 với Pháp, Indonesia đã đặt hàng 42 máy bay chiến đấu Rafale với trị giá tổng cộng 8,1 tỉ USD.
"Naval Group rất vinh dự được trở thành một phần của chương mới trong liên minh chiến lược giữa Indonesia và Pháp", Giám đốc điều hành Naval Group Pierre Eric Pommellet khẳng định. Ông này cũng cho biết các tàu ngầm mới "sẽ củng cố chủ quyền trên biển của Indonesia" và giúp xứ vạn đảo đạt được ưu thế trên biển trong khu vực.
"Ngoài tàu ngầm, quan hệ đối tác chiến lược của chúng tôi với PT PAL cũng sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia tích cực chuẩn bị cho tương lai tác chiến hải quân", Hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Pommellet nói thêm.
Scorpene dài 72m, có thể lặn sâu tới 300m và ở dưới nước hơn 12 ngày, chở theo thủy thủ đoàn gồm 31 người. Mỗi tàu ngầm có thể mang 18 ngư lôi và tên lửa các loại. Đây được xem là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại.
Naval Group đã bán 6 tàu ngầm Scorpene cho Ấn Độ, 4 chiếc cho Brazil, 2 chiếc cho Chile và 2 chiếc cho Malaysia.
Chủ tịch PT PAL, ông Kaharuddin Djenod, khẳng định hợp đồng tàu ngầm cho thấy "cam kết và sự tin tưởng cao của Chính phủ Indonesia vào khả năng của các kỹ sư địa phương trong việc thúc đẩy công nghệ quốc phòng".
"Dự kiến trong tương lai, Indonesia sẽ có thể làm chủ được công nghệ tàu ngầm", AFP trích lời ông này nhấn mạnh.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Indonesia đã ký một số thỏa thuận với các công ty quốc phòng Pháp trong những năm gần đây.
Ở chiều ngược lại, Pháp đang tìm cách tăng cường hợp tác với các đối tác khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau thất bại trong thỏa thuận bán tàu ngầm cho Úc năm 2021.
Hong Kong (Trung Quốc) đang đối mặt với nguy cơ chảy máu chất xám không thể đảo ngược, East Asia Forum nhận định.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố năm 2024, 'ưu tiên tất nhiên là loại Nga khỏi bầu trời'.
Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi tập trung vào mở rộng hợp tác chiến lược Nga-châu Phi, các chủ đề cốt lõi như ổn định toàn cầu và khu vực, phát triển bền vững.
Ngay 26/1, Công an Quận 3, TP.HCM đang điều tra nguyên nhân vụ cháy căn nhà gồm 1 trệt, 2 lầu nằm trong hẻm 453 Lê Văn Sỹ, Phường 12. Thông tin ban đầu, vào khoảng 1h cùng ngày, lửa bùng lên trong căn nhà trên, người dân phát hiện nên hô hoán, tìm cách phá cửa dập lửa, đồng thời tri hô cho người trong nhà biết. Tuy nhiên, ngọn lửa quá to nên người dân dập lửa bất thành và báo cho lực lượng chức năng. Tại thời điểm xảy ra hoả hoạn, 5 người trong...
Đại sứ Belarus tại Nga Dmitry Krutoi cho biết nước này sẵn sàng giúp đỡ Nga dưới bất kỳ hình thức nào liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall.
Ngày 7/7, sau thời gian nghị án, Hội đồng xét xử TAND huyện Bến Lức, Long An đã tuyên phạt 10 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thanh Ninh về tội 'Cố ý gây thương tích'.
Trong vụ việc mới nhất xảy ra ngày 12/6, một nhóm phần tử vũ trang đã tấn công trại Lala - một điểm tập trung người tản cư ở tỉnh Ituri, khiến ít nhất 45 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Các vi phạm về không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ sai quy định, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, vi phạm tốc độ, nồng độ cồn... tuy đã được tập trung xử lý quyết liệt, chuyển biến tích cực nhưng vẫn phức tạp.
Khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum hiện đang có sức hút mãnh liệt đối với du khách nội địa, dù cơ sở hạ tầng,...