NATO khẳng định khối này sẽ có sự hiện diện ở Phần Lan - quốc gia có đường biên giới dài 1.340km với Nga.
Chính phủ Phần Lan bày tỏ vui mừng khi Thụy Điển dẫn đầu việc thành lập lực lượng trên bộ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Phần Lan, để tăng cường khả năng phòng thủ trước Nga, hai quốc gia Bắc Âu cho biết hôm 16-9.
Theo Hãng tin Reuters, việc Nga phát động cuộc tấn công vào Ukraine vào năm 2022 đã khiến Phần Lan và Thụy Điển có sự thay đổi chính sách lịch sử, khi hai quốc gia trước đây không liên minh về mặt quân sự đã lần lượt gia nhập NATO vào năm 2023 và 2024.
Cùng lúc đó, NATO đang tăng cường sự hiện diện của khối này bằng việc xây dựng các nhóm tác chiến đa quốc gia từ vùng Baltic đến Biển Đen. NATO cũng khẳng định khối này sẽ có sự hiện diện ở Phần Lan - quốc gia có đường biên giới dài 1.340km với Nga.
"Chính phủ Thụy Điển có tham vọng trở thành 'quốc gia khung' cho lực lượng tiền phương tại Phần Lan", Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson phát biểu tại cuộc họp báo chung ngày 16-9 với Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển).
Theo quan chức của hai quốc gia, quá trình này vẫn còn đang ở giai đoạn đầu, và quốc gia lãnh đạo việc thành lập lực lượng này sẽ do NATO chỉ định.
Nói riêng với Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Jonson chia sẻ ông kỳ vọng lực lượng này sẽ có thể thành lập trong từ 1 đến 2 năm. Ông Jonson nói thêm hai nước láng giềng Phần Lan và Thụy Điển cũng đang nỗ lực cải thiện khả năng vận chuyển xuyên biên giới vì mục đích quân sự, loại bỏ các rào cản về kỹ thuật, hành chính và pháp lý.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra liên quan đến thành phần và mức độ hiện diện của lực lượng NATO tại Phần Lan. Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Hakkanen cho biết nước này không tìm kiếm sự hiện diện của kiểu lực lượng thường trực đa quốc gia như ở các nước Baltic.
Trải qua hơn 70 năm, NATO đã mở rộng với hơn 30 quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO sẽ làm thay đổi cục diện an ninh của châu Âu trong những năm tới và làm căng thẳng hơn nữa mối quan hệ của họ với Nga. Hai nước này sẽ giúp liên minh mở rộng năng lực trên bộ, trên biển và trên không.
Mặc dù quân đội của Thụy Điển nhỏ nhưng họ sở hữu hải quân mạnh, đặc biệt là đội tàu ngầm. Họ cũng có lực lượng không quân hiện đại, được trang bị tiêm kích Gripen thế hệ thứ tư và hệ thống phòng không tân tiến. Thụy Điển cũng cam kết tăng chi tiêu quốc phòng để đạt mục tiêu 2% GDP như NATO đề ra.
Nghiền ngẫm những trang sách về hành trình của Việt Nam trong ASEAN, tôi nhận ra rằng nếu nói con đường Việt Nam gia nhập ASEAN là lẽ đương nhiên và “phẳng phiu” là không đúng! ASEAN và Việt Nam đã tưởng chừng là những “đường thẳng song song” mãi mãi nhưng khi “vận mệnh” đổi thay cả Việt Nam và ASEAN lại trở thành những mảnh ghép tròn trịa, cùng nhau viết lên những câu chuyện đẹp.
Tổng thống Mỹ Biden nói Hamas là trở ngại duy nhất với thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza và kêu gọi Qatar gây sức ép với lực lượng này.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác, trong đó có mặt trận quân sự, đã cụ thể hóa những thắng lợi ở chiến trường thành kết quả trên bàn đàm phán. Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự kết hợp đó.
Hàn Quốc tổ chức duyệt binh quân sự lớn đầu tiên trong một thập kỷ, phô diễn vũ khí từ trực thăng tấn công đến tên lửa đạn đạo.
Ngày 20/5, Chủ tịch Cơ quan bầu cử Iran Mohsen Eslami thông báo, cuộc bầu cử bất thường để bầu ra Tổng thống mới của nước này sẽ được tổ chức vào ngày 28/6.
Trong cuộc gặp ngày 23/8 tại Port Sudan với Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền chuyển tiếp Sudan (TSC), Tướng Abdel-Fattah al-Burhan, người đứng đầu Cơ quan tình báo Ai Cập (GIS), Tướng Abbas Kamel đã tái khẳng định sự ủng hộ của Cairo đối với an ninh và ổn định ở Sudan.
Hamas cáo buộc Israel không kích trường học gần Khan Younis, đang là cơ sở lánh nạn cho dân thường, khiến ít nhất 29 người chết.
Tối 24-7 (giờ Mỹ), ông Biden đã chính thức thông báo việc rời khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 trong bài phát biểu từ Phòng Bầu dục, kết thúc hơn 50 năm sự nghiệp chính trị.
Ngoại trưởng Abbas Araghchi khẳng định không muốn căng thẳng leo thang ở Trung Đông, nhưng đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh.