Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

10:00 20/07/2024

Sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác, trong đó có mặt trận quân sự, đã cụ thể hóa những thắng lợi ở chiến trường thành kết quả trên bàn đàm phán. Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự kết hợp đó.

Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam DCCH đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954. (Ảnh tư liệu)
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam DCCH đến Thụy Sỹ dự Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954. (Ảnh tư liệu)

Ý định triệu tập Hội nghị Geneva về Đông Dương họp tại Thụy Sỹ năm 1954 xuất hiện từ thỏa thuận của các nước tham gia Hội nghị “tứ cường”: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô diễn ra từ 25/1/1954 đến 18/2/1954 tại Berlin (Đức).

Ngày18/2/1954, do bất đồng trong việc giải quyết vấn đề các nước Đức, Áo, Ngoại trưởng của bốn nước này chuyển hướng, quyết định mở Hội nghị tại Geneva vào cuối tháng 4/1954 để giải quyết hai nội dung: bàn về giải quyết chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương. Ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thay đổi cục diện, tạo thế thuận lợi cho Việt Nam đấu tranh giải quyết các vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên bàn đàm phán tại Hội nghị Geneva.

Quá trình đàm phán

Tham gia Hội nghị Geneva về Đông Dương có đại diện của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, Quốc gia Việt Nam. Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) dự Hội nghị do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Công Tường, Cục trưởng Cục tác chiến, Bộ Quốc phòng, Đại tá Hà Văn Lâu và các chuyên viên khác.

Hội nghị kéo dài 75 ngày đêm và trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn một từ ngày 8/5/1954 đến ngày 19/6/1954, cũng là thời gian đàm phán dài, căng thẳng nhất. Hai đồng chủ tọa thay phiên nhau là Ngoại trưởng Liên Xô V. Molotov và Ngoại trưởng Anh A. Eden. Trong hơn một tháng, đàm phán diễn ra chậm chạp và gặp nhiều khó khăn do xung đột về lập trường giữa các bên.

Phía Pháp và Hoa Kỳ chủ trương chỉ giải quyết vấn đề quân sự, không đề cập vấn đề chính trị. Ngược lại, phái đoàn Việt Nam DCCH do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn kiên quyết yêu cầu phải có giải pháp chính trị toàn diện cho cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện trên tám điểm: (i) Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; (ii) Pháp phải rút quân đội xâm lược của mình khỏi Việt - Campuchia - Lào; (iii) tổ chức Tổng tuyển cử ở ba nước; (iv) Việt Nam xem xét việc tham gia khối Liên hiệp Pháp; (v) Việt Nam chiếu cố quyền lợi kinh tế và văn hoá Pháp; (vi) không truy tố những người làm cho đối phương; (vii) trao đổi tù binh; (viii) ngừng bắn đồng thời và toàn diện ở Đông Dương, điều chỉnh nơi đóng quân, cấm đưa thêm nhân viên và vũ khí quân sự vào Đông Dương, tiến hành kiểm soát hỗn hợp cả hai bên.

Giai đoạn hai từ 20/6/1954 đến ngày 10/7/1954, các Trưởng đoàn tạm thời rời khỏi thành phố Geneva về nước để báo cáo với chính phủ của mình hoặc đi thăm nước khác. Quá trình đàm phán tiếp tục thông qua các cuộc họp giữa cấp Phó đoàn và hoạt động của Tiểu ban quân sự Việt - Pháp. Trong ba tuần này, trên cơ sở phân tích thực trạng chiến trường Đông Dương, hai bên tập trung trao đổi các vấn đề then chốt như tập kết, chuyển quân, thả tù binh và di chuyển giữa hai miền đất nước. Tuy nhiên, các bên chưa giải quyết được vấn đế trọng tâm của đàm phán là phân định vĩ tuyến phân chia tạm thời lãnh thổ Việt Nam.

Giai đoạn ba từ ngày 10/7/1954 đến ngày 21/7/1954, sau nhiều cuộc gặp gỡ song phương và đa phương giữa các Trưởng đoàn, Hội nghị đi đến thống nhất các điều khoản về vấn đề then chốt, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, chờ đợi cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước trong vòng hai năm. Trải qua quá trình đàm phán cam go với 31 phiên họp, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về vấn đề Đông Dương chính thức được ký kết. Các văn kiện của Hội nghị bao gồm: ba Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia; bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị được ký kết, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Bên cạnh Hội nghị Geneva, từ ngày 4-27/7/1954, tại Trung Giã, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội), diễn ra Hội nghị quân sự giữa đoàn Việt Nam do Thiếu tướng, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng làm Trưởng đoàn cùng các thành viên là Đại tá Song Hào, Đại tá Lê Quang Đạo, Trung tá Nguyễn Văn Long, Trung tá Lê Minh Nghĩa, Thiếu tá Lưu Văn Lợi làm phiên dịch. Đoàn Pháp do Đại tá Paul Lennyuex làm Trưởng đoàn cùng bảy thành viên. Hội nghị quân sự Trung Giã bàn về thực hiện những vấn đề quân sự đã thỏa thuận ở Hội nghị Geneva và chính sách đối với tù binh và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện ngừng bắn đúng ngày giờ như Hiệp định Geneva quy định.

Đoàn Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneva. (Ảnh tư liệu)
Đoàn Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneva. (Ảnh tư liệu)

Những nội dung chính

Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là một trong những văn bản được ký kết tại Hội nghị. Nội dung của Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm một số điểm chính: (i) các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; (ii) ngừng bắn đồng thời toàn cõi Đông Dương: Ở Bắc Bộ vào ngày 27/7/1954, ở Trung Bộ vào ngày 1/8/1954 và ở Nam Bộ vào ngày 11/8/1954 (iii) sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 được xác lập làm giới tuyến quân sự tạm thời; thành lập khu phi quân sự; Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc và Quân đội liên hiệp Pháp ở phía Nam; (iv) thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập kết chuyển quân, dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền là 300 ngày; (v) Hai năm sau, tức vào tháng 7/1956, sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước Việt Nam và (vi) thành lập Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định gồm đại diện của Ấn Độ, Ba Lan và Canada do Ấn Độ làm Chủ tịch.

Với Hội nghị Geneva, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại đã có một hiệp định với sự tham gia của các nước lớn công nhận các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và dân tộc tự quyết của nước thuộc địa. Điều ước quốc tế đa phương đầu tiên này tạo nên cơ sở pháp lý và nền móng để nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia giành thắng lợi bước đầu quan trọng và tiếp tục đấu tranh đi tới thắng lợi cuối cùng. Nói về sự kiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Hội nghị Geneva đã kết thúc, ngoại giao ta đã thắng to”.

Thỏa thuận ngừng bắn lịch sử được ký tại Hội nghị Geneva có chữ ký của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Tạ Quang Bửu và Tướng Henri Delteil, đại diện cho Pháp. (Ảnh tư liệu)
Thỏa thuận ngừng bắn lịch sử được ký tại Hội nghị Geneva có chữ ký của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Tạ Quang Bửu và Tướng Henri Delteil, đại diện cho Pháp. (Ảnh tư liệu)

Đấu tranh để thi hành

Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, Chính phủ Việt Nam DCCH nỗ lực hết sức trên nhiều phương diện khác nhau, vận dụng đa dạng các biện pháp đấu tranh hòa bình buộc đối phương phải thi hành nghiêm túc các điều khoản của Hiệp định Geneva, trên cơ sở hiệp thương hai miền Bắc - Nam, tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Ngay sau khi Hiệp định được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Điều chỉnh khu vực là việc tạm thời, là bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hòa bình và tiến đến thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử”.

Trên phương diện quân sự, Chính phủ Việt Nam DCCH nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp định. Các lực lượng vũ trang của Việt Nam đã rút khỏi miền Nam về tập kết tại miền Bắc, đồng thời tiếp nhận lực lượng cán bộ, chiến sĩ từ miền Nam chuyển quân ra trong khoảng thời gian từ 17/5/1954 đến 18/5/1955, với sự giám sát của Ủy ban quốc tế. Các hoạt động đấu tranh ngoại giao diễn ra kiên trì, rộng khắp cả trong và ngoài nước, làm cho thế giới thấy sự nghiêm túc thực thi Hiệp định của Việt Nam và sự vi phạm trắng trợn của đối phương.

Mặc dù Hiệp định đã được ký kết nhưng con đường đi đến hoà bình và thống nhất của Việt Nam không hề dễ dàng. Chính quyền Ngô Đình Diệm cùng sự hậu thuẫn, can thiệp của đế quốc Mỹ cố tình vi phạm Hiệp định. Chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam thành hai quốc gia riêng biệt, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam. Năm 1959, nhận thấy các biện pháp đấu tranh hòa bình không còn khả thi, Chính phủ Việt Nam DCCH chuyển sang đấu tranh cách mạng vũ trang nhằm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cùng với với Hiệp định Sơ bộ 1946 và Hiệp định Paris 1973, Hiệp định Geneva 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong của đối ngoại, ngoại giao và các biện pháp hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột trong quan hệ quốc tế. Hiệp định là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học sâu sắc thể hiện bản lĩnh và bản sắc của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đặc biệt là bài học về độc lập, tự chủ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát huy; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thế chủ động chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Có thể bạn quan tâm
Điểm tin thế giới sáng 18/3: Hải quân Ấn Độ 'lập công', Pháp để ngỏ đối thoại với Nga, EU 'hào phóng' với Ai Cập

Điểm tin thế giới sáng 18/3: Hải quân Ấn Độ 'lập công', Pháp để ngỏ đối thoại với Nga, EU 'hào phóng' với Ai Cập

23:50 17/03/2024

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/3.

Cuộc chiến để có chỗ ở của người vô gia cư Mỹ

Cuộc chiến để có chỗ ở của người vô gia cư Mỹ

06:00 26/04/2024

Từ một người vô gia cư, Jameson được hỗ trợ chỗ ở, song gặp nhiều rắc rối với ban quản lý tòa nhà và hàng xóm, khiến cô có nguy cơ bị đuổi ra ngoài.

Nga hứng tổn thất khi điều xe tăng hơn 70 tuổi tấn công làng Rabotino

Nga hứng tổn thất khi điều xe tăng hơn 70 tuổi tấn công làng Rabotino

16:10 20/02/2024

Sau khi chiếm Avdeevka, Nga tung quân cùng xe tăng T-55 hơn 70 tuổi tiến công làng chiến lược Rabotino, nhưng hứng chịu tổn thất lớn.

Hệ thống Patriot Ukraine 'bắn hạ 15 tên lửa Kinzhal'

Hệ thống Patriot Ukraine 'bắn hạ 15 tên lửa Kinzhal'

15:00 01/01/2024

Không quân Ukraine tuyên bố hệ thống Patriot do phương Tây chuyển giao đã giúp họ bắn hạ 15 tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga.

Tấn công bằng dao tại trường học ở Pháp, thủ phạm chỉ mới 18 tuổi

Tấn công bằng dao tại trường học ở Pháp, thủ phạm chỉ mới 18 tuổi

18:50 28/05/2024

Một giáo viên đã bị thương trong vụ tấn công bằng dao tại trường học ở thị trấn Chemille-en-Anjou miền Tây nước Pháp vào sáng 27/5, theo đó một học sinh 18 tuổi đã bị tạm giữ.

Liên minh cánh tả được dự báo đánh bại phe cực hữu Pháp

Liên minh cánh tả được dự báo đánh bại phe cực hữu Pháp

08:30 08/07/2024

Liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) được dự báo giành được 177-198 ghế quốc hội, vượt qua phe cực hữu và liên minh của ông Macron.

Đại sứ quán Việt Nam tại Australia chúc mừng Quốc khánh Lào

Đại sứ quán Việt Nam tại Australia chúc mừng Quốc khánh Lào

19:41 06/12/2023

Đại sứ Nguyễn Tất Thành đề nghị hai Đại sứ quán tiếp tục phát huy truyền thống hợp tác tốt đẹp thông qua các hoạt động giao lưu, hợp tác.

Mỹ nhấn mạnh ‘sự cần thiết giảm leo thang bạo lực càng sớm càng tốt’ ở miền Đông Syria

Mỹ nhấn mạnh ‘sự cần thiết giảm leo thang bạo lực càng sớm càng tốt’ ở miền Đông Syria

22:30 03/09/2023

Ngày 3/9, Đại sứ quán Mỹ tại Syria xác nhận, đại diện chính phủ Mỹ đã gặp đại diện của lực lượng nổi dậy người Kurd và chính quyền các địa phương miền Đông Syria nhằm thảo luận về biện pháp giảm bạo lực leo thang.

Xung đột Nga-Ukraine: Không chỉ trên thực địa, những trận 'giao tranh vô hình' khác khốc liệt hơn đang nổ ra

Xung đột Nga-Ukraine: Không chỉ trên thực địa, những trận 'giao tranh vô hình' khác khốc liệt hơn đang nổ ra

13:50 17/12/2023

Cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra với thế trận giằng co. Trên bầu trời, chia cắt đất nước Ukraine còn là những giao tranh vô hình khác đang diễn ra khốc liệt.

Co loi xay ra
Co loi xay ra