Theo ông Trưởng, để trình hồ sơ ra quốc tế thì phở phải trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sau giai đoạn này thì UB Quốc gia Unesco sẽ tham gia sâu vào quá trình tiếp theo.
Theo ông, trên thực tế, tự thân phở cũng đã trở thành giá trị được ghi nhận để hồ sơ được thông qua. Cùng với đó, các nhà nghiên cứu, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Bộ Ngọai giao cùng các bộ ngành, địa phương đều có quyết tâm.
Tuy nhiên, việc này cũng gặp không ít khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là phở có mặt ở khắp các địa phương, vùng miền, rất cần một cơ quan, tổ chức sẵn sàng đứng ra tổ chức, chủ trì xuyên suốt, xây dựng hồ sơ cho phở.
Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có rất nhiều di sản phi vật thể. Hiện chúng ta đã là “cường quốc” với 15 di sản đã được Unesco công nhận. Do vậy, các hồ sơ của Việt Nam không phải được ưu tiên nữa, phải theo quy định 2 năm mới được công nhận thêm 1 di sản văn hóa tiếp theo. Hiện Việt Nam cũng đang có một danh sách 4 di sản chờ được xét là tranh Đông Hồ, Lễ hội viếng Bà chúa xứ Núi Sam, Chèo, Mo Mường.
“Như vậy tính theo mặt cơ học, nếu chúng ta xây dựng hồ sơ ngay từ bây giờ thì ít nhất phải 8-10 năm nữa phở Việt Nam mới trở thành di sản văn hóa phi vật thể được Unesco vinh danh. Tất nhiên tôi nói đây là theo quy trình bình thường, không kể các yếu tố nếu được ưu tiên hơn. Nhưng với sự hưởng ứng của quốc tế, chúng tôi tin phở sẽ sớm được vinh danh”, ông Trường nói.
Vietnam Pho Festival là sự kiện văn hóa ẩm thực do báo Tuổi Trẻ cùng Saigontourist tổ chức tại thủ đô Seoul- Hàn Quốc, được khởi động từ tháng 7. Điểm nhấn của sự kiện này là Lễ hội Phở Việt diễn ra đầu tháng 10 với quy mô khoảng 70 gian hàng, trong đó 40 gian hàng phở và ẩm thực của nhiều thương hiệu phở có tiếng, lâu đời từ Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đình Dũng - tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 300.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc cũng có nhiều nhà hàng phở Việt nói riêng, các món ăn truyền thống của Việt Nam nói chung và rất được thực khách yêu thích.
Ông Phạm Huy Bình - chủ tịch Saigontourist Group, cũng cho biết hiện Hàn Quốc là thị trường khách quốc tế hàng đầu của Việt Nam, cũng là quốc gia có đông đảo kiều bào Việt Nam đang sinh sống và làm việc. Sự kiện không chỉ quảng bá tinh hoa ẩm thực Việt ra thế giới mà qua đó còn nhằm tạo điểm nhấn thu hút thêm nhiều du khách Hàn Quốc đến TP.HCM và Việt Nam.
Chiều 24-5, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với các địa phương, chủ đầu tư về các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước và khí LNG.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình khẳng định các sở, ngành, đơn vị, địa phương tại Quảng Bình đã tích cực vào cuộc triển khai các giải pháp chống khai thác IUU.
Nhiều người có các khoản thu nhập vãng lai nhỏ nhận thông báo yêu cầu kê khai thuế bổ sung và truy thu, phạt, tính tiền chậm nộp số tiền khủng.
Ngày 19.5, Tổng cục Thuế vừa có thông tin cảnh báo về chiêu trò gian lận lập khống bảng kê và kê khai khống chi phí.
Với trách nhiệm của mình, Công ty Tân Hiệp Phát sẽ nỗ lực hết sức để giảm tối đa các ảnh hưởng bất lợi từ sự việc liên quan tới ông Trần Quí Thanh với hoạt động của công ty và các đối tác.
TS. Trần Xuân Lượng - Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam đánh giá, chính quyền Hải Phòng đã thể hiện tầm nhìn xa trong công tác quy hoạch và phát triển nhà ở xã hội (NOXH), đưa Hải Phòng thành địa phương điểm sáng trong phát triển nhà ở xã hội của cả nước.
Đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết, 19 km cuối tuyến thuộc cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ được đưa vào khai thác vào 7h sáng mai (30/6).
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II ước tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020-2024.
Khởi tố vụ án liên quan dự án Thành An Tower trên đường Lê Văn Lương; Đà Nẵng chuyển đổi condotel thành chung cư: Nguy cơ vỡ quy hoạch ven biển; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án đô thị hơn 2.000 tỷ đồng;... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.