Medvedev nói Nga có thể phải thiết lập vùng đệm bên trong lãnh thổ Ba Lan, thành viên NATO, nếu phương Tây vẫn chuyển vũ khí tầm xa cho Ukraine.
"Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Vladimir Putin nói rằng để có cuộc sống yên bình, đất nước chúng tôi sẽ phải thiết lập vùng đệm, nơi lực lượng Ukraine không thể tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Nga", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 17/5 viết trên Telegram.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Putin tuyên bố nguyên nhân Nga mở chiến dịch mới tại tỉnh đông bắc Kharkov của Ukraine là vì lực lượng của Kiev "liên tục pháo kích các khu vực dân cư biên giới". "Tôi từng cảnh báo công khai rằng Nga sẽ phải thiết lập vùng đệm an ninh nếu điều này tiếp diễn", ông Putin nhấn mạnh.
Theo ông Medvedev, Ukraine hiện sở hữu tên lửa Storm Shadow/SCALP-EG tầm bắn ít nhất 550 km do Anh, Pháp chuyển giao, trong khi khoảng cách từ tỉnh biên giới Belgorod của Nga tới thủ đô Kiev của Ukraine là 429 km. Điều đó đồng nghĩa "toàn bộ miền trung và một bộ phận lớn miền tây Ukraine" nằm trong phạm vi cần thiết lập vùng đệm.
"Nếu không, an ninh tại các thành phố và làng mạc của Nga sẽ không được đảm bảo", quan chức này nhấn mạnh.
Ông Medvedev cũng cho rằng nếu phương Tây tiếp tục chuyển giao vũ khí tầm xa cho Ukraine, Nga sẽ cần mở rộng vùng đệm tới "nơi nào đó ở biên giới với Ba Lan, thậm chí là bên trong lãnh thổ nước này".
Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao Nga đề cập đến phương án lập vùng đệm trên lãnh thổ Ba Lan, quốc gia thành viên NATO. Trong Hội đồng An ninh Nga, cơ quan tham mưu cho ông Putin, Medvedev giữ vị trí cao thứ hai, chỉ sau Tổng thống, và trên Thư ký hội đồng Sergei Shoigu, cựu bộ trưởng quốc phòng Nga.
Ba Lan có đường biên giới chung với Ukraine và vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga. Thiết lập vùng đệm bên trong Ba Lan đồng nghĩa Nga phải đưa quân vào lãnh thổ nước này, điều có thể gây bùng phát xung đột trực tiếp giữa Moskva và NATO.
Điều 5 Hiến chương của NATO quy định bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào một thành viên của khối cũng được coi là đòn tấn công nhằm vào cả liên minh và NATO sẽ phối hợp đáp trả.
Chính phủ Ba Lan, Ukraine chưa bình luận về thông tin.
Ông Medvedev, đồng minh thân cận của Tổng thống Putin, từng nhiều lần đưa ra tuyên bố cứng rắn nhằm vào Kiev và các nước phương Tây kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga hôm 6/5 cảnh báo Moskva sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân nếu các nước phương Tây triển khai quân tới Ukraine. Quan chức này đầu tháng 4 cũng khẳng định Nga sẽ không bắt sống lính NATO nếu họ tham chiến ở Ukraine, mà sẽ ưu tiên tiêu diệt.
Căng thẳng Nga - NATO gia tăng kể từ khi Moskva mở chiến dịch ở Ukraine cuối tháng 2/2022. Tổng thống Putin cho biết một trong các nguyên nhân khiến ông phát động chiến dịch là do lo ngại về đà mở rộng của NATO về phía đông.
Tình hình tiếp tục leo thang sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 2 cho biết phương Tây "không loại trừ khả năng" điều quân tới Ukraine, nhưng Mỹ, Đức và nhiều nước châu Âu phản đối phương án này.
Ông Macron sau đó nhiều lần nhắc lại ý tưởng trên, mới nhất là tuyên bố hôm 2/5 về việc sẵn sàng triển khai binh sĩ Pháp đến Ukraine, nếu Nga chọc thủng phòng tuyến của Kiev và Paris được chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky đề nghị giúp đỡ. Một số quốc gia như Litva, Estonia ủng hộ phương án của ông Macron, hoặc cho biết sẽ cân nhắc điều binh sĩ tới Ukraine để đảm nhiệm các vai trò ở hậu phương.
Tướng Charles Brown, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, ngày 15/5 cho biết việc NATO triển khai huấn luyện viên quân sự tới Ukraine dường như chắc chắn sẽ xảy ra.
Phạm Giang (Theo TASS, Newsweek, Reuters)
Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto, hiện là Bộ trưởng Quốc phòng của nước này, đang có chuyến thăm Moscow và đã có cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin cũng như người đồng cấp Andrei Belousov của Nga.
Ngay sau khi nắm giữ ghế Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ 1/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Thủ tướng Hun Manet giải thích Hun Many được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng vì vai trò trong cải cách dịch vụ công, không phải vì là em trai ông.
Tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới với tài sản ròng ước tính khoảng 250 tỷ USD, đã bày tỏ sự ủng hộ với ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Steffen Hebestreit cho biết, ông Olaf Scholz sẽ thăm Uzbekistan và Kazakhstan từ ngày 15-17/9 và tham dự một hội nghị thượng đỉnh khu vực.
Trung ương Đoàn quyết định trao tặng Đại sứ Đặng Minh Khôi và Phó Chủ tịch thường trực Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga Trần Phú Thuận kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”.
Lực lượng tên lửa Nga tuyên bố thực hiện diễn tập tại quần đảo Kurils đang tranh chấp với Nhật Bản. Cùng ngày, Moldova trục xuất nhà ngoại giao Nga với nghi vấn gián điệp.
Cuộc khảo sát mới nhất do trung tâm Levada ở Moskva thực hiện cho thấy 86% người dân Nga ủng hộ Tổng thống Putin trước thềm bầu cử tuần này.
Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng việc hủy thỏa thuận nhận tội của nghi phạm chủ mưu vụ khủng bố 11/9 là bước đi cần thiết để mang lại công lý cho các nạn nhân.