Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ áp dụng "hành động cần thiết" để đáp trả vụ Mỹ bắn rơi UAV vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
"Sự việc đã hằn sâu vào tâm trí quốc gia của chúng ta và hành động cần thiết sẽ được thực thi vào thời điểm thích hợp. Không có nghi ngờ gì về điều đó", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói với các phóng viên sau phiên họp nội các hôm 9/10.
Phát biểu được đưa ra khi ông Erdogan đề cập vụ tiêm kích Mỹ bắn rơi máy bay không người lái (UAV) vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria hồi tuần trước. Đây là lần đầu tiên Ankara xác nhận UAV bị bắn rơi thuộc sở hữu của nước này, nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không nêu những hành động đáp trả cụ thể.
Hai quan chức Mỹ giấu tên nói rằng tiêm kích F-16 nước này đã bắn hạ UAV Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Syria hôm 5/10, nhấn mạnh phi cơ mang theo vũ khí vào thời điểm xảy ra sự việc và Washington đã nhiều lần tìm cách liên hệ với Ankara để cảnh báo rằng nó đang hoạt động gần lực lượng Mỹ.
Sự việc cũng đánh dấu lần đầu Mỹ bắn rơi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đồng minh trong NATO. Quan chức quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sau đó phủ nhận UAV thuộc biên chế lực lượng vũ trang nước này, nhưng từ chối bình luận ai là chủ sở hữu phi cơ.
Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch không kích lực lượng người Kurd ở Syria và Iraq sau vụ đánh bom tự sát tại thủ đô Ankara ngày 1/10 khiến hai cảnh sát bị thương nhẹ. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố hai kẻ tấn công "đến từ Syria và được huấn luyện tại đây".
Mỹ duy trì lượng nhỏ binh sĩ tại Syria để hỗ trợ chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và bảo vệ các cơ sở khai thác dầu mỏ, vốn do lực lượng người Kurd kiểm soát. Khoảng 700 lính Mỹ đóng ở căn cứ al-Shaddadi, gần thành phố al-Hasakah, đông bắc Syria và 200 binh sĩ đồn trú tại căn cứ al-Tanf gần biên giới Syria - Jordan.
Vũ Anh (Theo Reuters)
Ukraine nói Mông Cổ, nước thành viên ICC, phải chịu trách nhiệm về 'tội ác chiến tranh' vì không bắt Tổng thống Putin khi ông thăm nước này.
Ukraine phản đối Mông Cổ vì không bắt giữ Tổng thống Nga, Triều Tiên lần đầu công khai cơ sở hạt nhân, Ấn Độ nỗ lực đưa công dân trong quân đội Nga về nước, Tổng thống Colombia tố cáo âm mưu đảo chính… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/7.
Trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã chia sẻ những điểm nhấn quan trọng sẽ được đề cập trong cả đối nội và đối ngoại của ASEAN.
Vụ tấn công rocket nhằm vào một sân bóng ở Cao nguyên Golan hôm 27/7 khiến 12 thanh thiếu niên thiệt mạng làm nóng thêm nguy cơ nổ ra cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Lebanon.
Nhiều bộ đàm phát nổ ở các thành trì Hezbollah ở Lebanon, trong đó có thủ đô Beirut, khiến ít nhất 3 người chết và hàng trăm người bị thương.
Ngày 13/5, ba nhà lãnh đạo Singapore đã trao đổi thư về việc chuyển giao quyền lực của Thủ tướng Lý Hiển Long cho người kế nhiệm, Phó Thủ tướng Lawrence Wong.
24 người được xác định thiệt mạng khi một phần đường cao tốc tại tỉnh Quảng Đông bị sạt lở vào rạng sáng do mưa lớn.
Ngày 23/9, Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh về cuộc diễn tập chung LAROS-2024 giữa quân đội Nga và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại khu huấn luyện Sergeevsky, vùng Primorsky, Viễn Đông Nga.