Ngày 25-4 Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc, chủ đề Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.
Tham dự hội thảo có Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê…
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói trong những cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước, hàng ngàn văn nghệ sĩ đã đi vào cuộc sống kháng chiến, kiến quốc, có mặt trên khắp mọi nẻo đường cách mạng để sáng tạo, trình diễn các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Với phong cách sáng tạo độc đáo, họ đã để lại cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao.
Ghi đậm bằng những tên tuổi đáng tự hào như Tố Hữu, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Chính Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai…
Ông Nghĩa cho biết hội thảo này để nhìn nhận, đánh giá những thành tựu, hạn chế của văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.
Từ đó chúng ta có những đề xuất định hướng và giải pháp để có những thành tựu nghệ thuật xuất sắc hơn nữa.
Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần có nhiều hơn những tác phẩm văn học nghệ thuật ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc. Những tác phẩm chân thực, sinh động về con người tích cực trong thời đại hôm nay.
Văn học, nghệ thuật cần góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, xây dựng tình cảm quân dân thân thiết vững bền, làm cội nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Về phía đơn vị "chủ nhà", ông Nguyễn Hồ Hải cho rằng những bài tham luận tại hội thảo sẽ là kinh nghiệm để đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng, các đại biểu tham gia hội thảo sẽ có những đúc kết sâu sắc về vai trò của văn học, nghệ thuật và công tác lý luận phê bình.
Công tác quảng bá văn hóa, nghệ thuật đối với sự phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và phát triển TP giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Sau hội thảo, lãnh đạo TP mong có thêm nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao, xứng tầm tiếp tục được sáng tác hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm Sài Gòn - Gia Định vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, cho biết kết quả hội thảo sẽ giúp hội đồng xây dựng báo cáo trình các cấp để đưa vào Đề án tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới, phát triển do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì xây dựng.
Trong các tham luận được trình bày rất nhiều đại biểu quan tâm đến mảng văn học về chiến tranh.
Có nhiều tác phẩm được đưa ra phân tích như Nỗi buồn chiến tranh, những tác phẩm của Lê Minh Khuê, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai…
Không chỉ có văn học, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội họa… cũng đã có những tác phẩm hào hùng, sống mãi trong lòng công chúng.
Nhiều ý kiến băn khoăn làm sao để phát huy vai trò văn học, nghệ thuật về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng trong giai đoạn mới. Làm gì để có tác phẩm đỉnh cao tư tưởng và nghệ thuật về chủ đề này.
Ông Kỷ tổng kết từ các tham luận đưa ra nhìn nhận rằng nhiều tác phẩm về đề tài này sau 1975 có sự thay đổi. Chẳng hạn việc khắc họa nhân vật thuộc lực lượng vũ trang cũng có khác.
Con người lý tưởng hóa nhường chỗ cho con người đầy nhân văn, nhân bản với những trăn trở, suy tư, khát vọng và cả những toan tính, sai sót.
GS.TS Lê Hồng Lý bày tỏ suy nghĩ khi cuộc chiến rời xa, thế hệ có trải nghiệm chiến tranh cũng đang mất dần. Vì thế cần phải nhanh chóng tạo điều kiện để họ viết, trải lòng với những cảm xúc đầy ám ảnh về thời chiến.
Bên cạnh đó, có một lớp trẻ không sinh ra trong thời chiến nhưng được đào tạo bài bản.
Họ cũng cần được tạo điều kiện để phát huy khả năng, niềm đam mê khai thác tư liệu lịch sử. Trên cơ sở tài liệu, cộng với tài năng, tấm lòng với dân tộc, đất nước hy vọng nhà văn trẻ có thể xây dựng được những tác phẩm xứng tầm với cuộc chiến đã qua.
Chiều 17/6, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết Viện Pháp y Tâm thần Trung ương hiện không có người làm do nhiều cán bộ bị bắt, cơ quan này đang họp khẩn để tìm giải pháp.
Nhiều mô hình, hoạt động chuyển đổi số được tuổi trẻ Đà Nẵng triển khai trong chiến dịch Tình nguyện hè năm 2023 góp phần nâng cao nhận thức của người dân, đóng góp nhiều giá trị thiết thực cho xã hội.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải lần thứ XX ở tỉnh Bạc Liêu là một trong những lễ hội Nghinh Ông lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút đông đảo người dân các nơi đến dự.
Tỉnh Lạng Sơn quyết định hủy tiệc chiêu đãi 500 khách mời về dự Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc.
Nam thanh niên 19 tuổi, trượt chân ngã từ độ cao 4 m ở công trường xây dựng, gãy cột sống, không thể cử động, mất cảm giác hai chân.
Hệ thống cây xanh ở Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đền Bà Triệu đang bị mối xâm hại nghiêm trọng, về lâu dài, mối có thể sẽ lan rộng vào nền các kiến trúc hay các cấu kiện gỗ trong khu di tích.
Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu có sự kiện du lịch trọng tâm, trọng điểm kéo dài một tuần đến 10 ngày mỗi tháng để du khách có lý do đến thành phố.
Khi cùng chồng bước lên chuyến bay 15 tiếng từ Hàng Châu đến Maldives để hưởng tuần trăng mật, Yu Yueqi không hề nghĩ đến chuyện sẽ có con.
Sau khi uống nước từ lọ măng chua nhà tự ngâm, nữ bệnh nhân 44 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật toàn thân.