Vừa đưa con từ bệnh viện ở Hà Nội về lúc rạng sáng, cô giáo Thắm lại chạy xe hơn 40 km lên bản để kịp giờ đón học sinh vào lớp.
Lường Thị Thắm, 40 tuổi, công tác tại trường Mầm non Nong U, xã Nong U, huyện Điện Biên Đông được 18 năm. Trước năm 2019, nữ giáo viên này ở lại điểm trường từ thứ 2 đến thứ 6, cuối tuần mới về nhà bởi đường xa, đi lại khó khăn. Chị nói thời tiết thuận lợi chạy xe gần ba tiếng, nhưng mưa gió phải mất nửa ngày. Trách nhiệm nuôi dạy con đều do anh Cà Văn Liên, chồng chị Thắm ở thành phố Điện Biên đảm nhận.
"Chẳng người phụ nữ nào muốn xa chồng con nhưng nhiệm vụ của tôi là vận động trẻ đến trường, dạy chúng con chữ. Đây cũng là công việc tôi mơ ước từ nhỏ nên không thể thấy khó mà bỏ", chị Thắm kể.
Tháng 12/2019, con gái út Cà Ngọc Tâm Đan, khi đó gần hai tuổi biếng ăn, bị vàng da, cơ thể suy nhược không thể chạy nhảy bình thường. Đưa con đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên khám nhưng không ra kết quả, hai vợ chồng được mách xuống Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) kiểm tra. Lần đầu xuống Hà Nội, người phụ nữ dân tộc Thái nói nhìn đâu cũng thấy sợ nhưng vẫn quyết định đi, chỉ mong tìm được bệnh và cách chữa trị cho con.
Bế Tâm Đan đi khắp các phòng khám làm xét nghiệm, kết quả chẩn đoán bị tan máu bẩm sinh, căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi, tuổi thọ thấp.
Chị Thắm chết lặng. Được bác sĩ và mọi người xung quanh động viên, người phụ nữ gạt nước mắt, bắt đầu tìm hiểu về bệnh và cùng con bước vào cuộc chiến.
Thời gian đầu con nhập viện, hai vợ chồng luân phiên xin cơ quan cho nghỉ phép. Chị Thắm nói bản thân may mắn được lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp tạo điều kiện hỗ trợ để an tâm đưa con đi chữa bệnh. Điều trị một thời gian, bác sĩ tiếp tục thông báo cơ thể của Tâm Đan xuất hiện kháng thể bất thường và kháng thể tự miễn khiến nhóm máu của bệnh nhi rất khó chọn (nhóm O++), trước mỗi lần truyền máu phải tiêm thuốc chống sốc liều cao.
Covid-19 bùng phát năm 2021, chị Thắm đưa con vào bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị do giãn cách xã hội, xe khách không hoạt động. Nhưng thuộc dòng máu hiếm, bệnh viện không có sẵn thuốc chống sốc khiến Tâm Đan liên tục bị sốc phản vệ.
Gia đình lại chi gần chục triệu đồng mỗi lượt thuê xe cấp cứu đưa con xuống Hà Nội. Số tiền được một mạnh thường quân giúp đỡ và vay mượn họ hàng bởi từ ngày đưa con đi điều trị khiến kinh tế gia đình kiệt quệ, khoản nợ ngân hàng hơn trăm triệu đồng để xây nhà nhiều năm trước chưa thể trả.
Biết gia cảnh khó khăn, phòng công tác xã hội của Viện Huyết học - Truyền máu trung ương giúp kết nối với các chuyến xe 0 đồng. Từ đó, mỗi tháng một lần mẹ con chị Thắm lại xuống Hà Nội điều trị bằng lòng tốt của các nhà hảo tâm. Tiền lương hơn chục triệu đồng mỗi tháng của hai vợ chồng chi tiêu dè sẻn cũng chỉ đủ trả lãi ngân hàng và thuốc men cho con.
Hết dịch, mọi sinh hoạt lại về nếp cũ. Các đợt điều trị ngắn ngày dưới Hà Nội chị Thắm đưa con đi. Nếu phải nhập viện dài ngày để truyền máu và thải sắt, anh Liên sẽ thay thế bởi có thể sắp xếp được công việc và muốn vợ yên tâm đi dạy.
Từ ngày con ốm, đều đặn mỗi ngày, nữ giáo viên đi gần 80 km để vào bản dạy học sinh và về nhà. Chị nói di chuyển vất vả nhưng đi nhiều thành quen, bởi bản thân không thể bỏ mặc học sinh, cũng không nỡ để hai con nhỏ ở nhà, đẩy mọi trách nhiệm cho chồng. Tất bật công việc từ sáng đến đêm nhưng chưa lúc nào chị Thắm than mệt hay có suy nghĩ sẽ nghỉ việc. Chị nói học sinh cũng như con, không thể nói bỏ là bỏ nên bằng mọi cách để cân bằng, khắc phục.
"Ai cũng có nỗi khổ riêng, nếu tôi thấy khó mà rút lui thì tương lai của những đứa trẻ sẽ đi về đâu. Nếu đã chọn cái nghề "gieo chữ" thì khó khăn đến mấy tôi cũng không bỏ, dù trong hoàn cảnh nào", nữ giáo viên kể.
Đại diện Phòng giáo dục huyện Điện Biên Đông cho biết chị Lường Thị Thắm là một trong những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn quyết tâm theo nghề, mong muốn đưa nhiều học sinh được đến lớp.
"Dù khó khăn, nhưng các thầy cô vẫn cố gắng vượt lên nghịch cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, rất đáng tuyên dương. Phòng giáo dục cũng tạo điều kiện thuận lợi và có những phần quà hỗ trợ để các thầy cô thêm động lực phấn đấu", đại diện phòng cho biết.
Tiếp thêm động lực đến trường cho trẻ em vùng cao, Quỹ Hy vọng – báo VnExpress tiếp tục nhận quyên góp trong chương trình Ánh sáng học đường. Mỗi sự chung tay của quý độc giả là thêm một tia sáng gửi thế hệ tương lai. Quý độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây.
Quỳnh Nguyễn
Video tổng hợp lại những tai nạn hài hước được camera giám sát ghi lại: cô gái đập mặt vào cửa kính vì tưởng cửa mở; người đàn ông hai lần bị gậy đập trúng người; đàn chó kéo rách quần chủ nhân...
Sáng 30-5, Trung ương Đoàn trao tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 'người hùng' đập tường cứu người trong vụ cháy tại ở Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội).
Lính cứu hỏa đã dập tắt ngọn lửa tại nhà thờ lịch sử Rouen ở miền Bắc nước Pháp, tránh được thảm họa từng xảy ra với nhà thờ Đức Bà ở Paris.
TP - Trong số các đại biểu tham dự Đại hội (ĐH) đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, Thượng sĩ Nguyễn Đức Mạnh và Hạ sĩ Nguyễn Hà Linh là hai đại diện tiêu biểu cho những người trẻ đang miệt mài học tập, cống hiến trong môi trường Quân đội.
Hướng tới lễ kỷ niệm 120 ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú, tuổi trẻ huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đồng loạt ra quân thực hiện nhiều phần việc ý nghĩa.
Chỉ vì món ăn quen thuộc này mà có khoảng 200.000 người đi xe đạp gây tắc nghẽn tuyến đường chính giữa hai thành phố khiến cảnh sát phải ra lệnh cấm.
Vốn có đam mê với bọ cánh cứng, bươm bướm, bạn Nguyễn Kim Long (sinh viên năm 3) đã mở cửa hàng trưng bày và dạy làm tiêu bản.
Hàng trăm người dân đã xếp hàng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TPHCM ) để được khám bệnh , sàng lọc miễn phí về bệnh ung thư...
Nữ bệnh nhân 48 tuổi vào cấp cứu với 17 vết đâm, đặc biệt vết thương ở tim khiến tính mạng bị đe dọa, được Bệnh viện Chợ Rẫy kích hoạt báo động đỏ cứu sống.