Một mùa hiến chương nữa lại về, khắp các ngã đường phố của Đà Nẵng đầy ắp những giỏ hoa tươi thắm được bày bán. Trong sân trường những cô cậu học sinh háo hức dành những bông hoa tươi thắm để dâng tặng người thầy, người cô mà mình yêu quý.
Sống với nghề nhà giáo
Anh Nguyễn Văn Thông (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã theo cái nghề gia sư dạy toán hơn 10 năm. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Huế, anh Nguyễn Văn Thông cũng như những bạn bè khác đã tìm một ngôi trường để đứng lớp, bắt đầu con đường dạy học của mình. Thời gian làm bạn với bảng đen, phấn trắng làm anh càng yêu thêm cái nghề giáo viên.
Nhưng bao năm theo nghề, số tiền dành dụm được không đủ để lo cho gia đình có mẹ, vợ và con nhỏ. Anh quyết định nghỉ dạy ở trường để tìm thêm một số công việc khác kiếm thêm thu nhập.
Kể từ đó, ngoài công việc bán bảo hiểm, anh Thông vẫn nhận dạy kèm tận nhà cho các em học sinh.
Anh Thông kể, những năm trước, khi đi dạy tại nhà rất được phụ huynh yêu mến và kính trọng như thầy cô ở trường. Nhiều học sinh tiến bộ rất nhanh khiến anh càng có động lực để tiếp tục cái nghề giáo viên.
“Mình cũng ít khi để ý đến những chuyện quà cáp hay ngày lễ. Học sinh của mình tiến bộ là được.”, Anh Thông nói.
Chị Trương Quỳnh Nhi (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cũng từng đi dạy ở trường được hơn hai năm và thi vào biên chế vài lần nhưng không đạt. Chị nghỉ dạy ở trường và bắt đầu mở lớp dạy kèm ở nhà.
Sau đó chị Trương Quỳnh Nhi thuê một căn nhà 3 tầng gần trường tiểu học để làm phòng học và cho thuê. Hiện chị có có khoảng 15 lớp, mỗi lớp 5 học sinh.
Thời gian đầu chưa quen với việc dạy ở nhà, chị Nhi hay buồn và nhớ đến những ngày đứng trên bục giảng, đôi ba lần chị cũng muốn quay lại trường để dạy.
Niềm vui của người dạy học
Em Nguyễn Thị Khánh Ly, sinh viên năm 4, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã đi dạy kèm tại gia được hơn hai năm nay. Việc dạy kèm tại nhà giúp em vừa có thêm kiến thức, kỹ năng nghề cũng như kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống giúp bố mẹ.
“Còn vài tháng nữa là mình ra trường và trở thành một giáo viên thực sự. Mình muốn dạy ở một trường nào đó để ra dáng một giáo viên”, em Nguyễn Thị Khánh Ly ao ước.
Dù đi dạy để kiếm thêm thu nhập cho cuộc sống sinh viên nhưng em Nguyễn Thị Khánh Ly luôn tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới, dễ hiểu để truyền đạt cho học sinh của mình.
Dạy học là nghề cao quý, dù không có bục giảng nhưng những thầy cô giáo luôn dạy học bằng cái tâm của mình. Ngoài kiến thức chuyên môn, các thầy cô vẫn luôn là người đồng hành, thấu hiểu các em trong cuộc sống đời thường. Và trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, những lời chúc, lời hỏi thăm từ phụ huynh, học sinh luôn là niềm vui mà người thầy người cô nào cũng nhận được.
HUẾ - Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học...
Tính đến ngày 3.5, cả nước đã có 4 trường đại học, học viện công bố điểm chuẩn phương thức xét tuyển sớm là xét học bạ THPT.
UBND phường Cầu Diễn thông báo tạm dừng hoạt động trông giữ trẻ của lớp mầm non độc lập AMIS Trần Hữu Dực .
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Nam Định đã có văn bản chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh.
Một video được công bố bởi Bảo tàng Quốc gia của Không quân Hoa Kỳ cho thấy một máy bay chiến đấu đã được phục chế, Sukhoi Su-27, mà bảo...
Sau khi công bố điểm chuẩn xét học bạ THPT đợt 1, nhiều trường đại học đã thông báo nhận hồ sơ đợt 2, dưới đây là thông tin chi tiết.
Đã xảy ra rất nhiều điều đáng tiếc với thí sinh khi đi thi với chiếc điện thoại dù các em không muốn.
Người phát ngôn IOM cho biết kể từ trước khi giao tranh nổ ra tại Sudan, khoảng 3,7 triệu người phải di tản trong nước; còn Liên hợp quốc cho biết khoảng 150.000 người khác đã sơ tán khỏi Sudan.
Bác Có Khỏe Không? | Chủ Nhật Vàng - Tập 25: Nghệ nhân Nguyễn Hồng Oanh Nghệ nhân Nguyễn Hồng Oanh, tên thật là Nguyễn Hồng Vanh sinh năm 1955 tại xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Bà là con thứ 3 trong một gia đình có 8 người con. Bố bà từng công tác tại Hội Đông y huyện Thạch Hà, mẹ là một nông dân, cả hai đều yêu thích, say mê dân ca ví, giặm và Truyện Kiều. Nhờ đó, tuổi thơ bà đã được bồi đắp, tưới tắm trong không gian văn hóa dân gian. Bà được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tặng Bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân Dân gian vào năm 2012, được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu Tú vào năm 2015. Và mới đây là danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân năm 2022. Ngoài giọng ngâm thơ, hát thơ thiên phú, nghệ nhân Nguyễn Hồng Oanh còn trải lòng với 4 tập thơ riêng đã xuất bản từ năm 2000 gồm 'Trăng xuân', 'Sóng hát', 'Đất ngời', 'Gió gọi'. Trên cương vị chủ nhiệm CLB ví dặm phía Nam, trực thuộc Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh tại TPHCM, nghệ nhân Nguyễn Hồng Oanh luôn tìm cá