Một số người chồng Nhật trong một cuộc khảo sát về bạo hành gia đình tiết lộ họ bị bạn đời "bỏ thuốc nhuận tràng vào đồ ăn" hay "lấy hết tiền lương".
Khảo sát do Hakucho no Mori (Rừng Thiên nga), hiệp hội hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành gia đình ở tỉnh Tokushima, phía tây Nhật Bản, thực hiện hồi cuối tháng 4 với 20 đàn ông trong độ tuổi 20-50 cho thấy định kiến lâu nay rằng bạo hành gia đình "chỉ xảy ra với phụ nữ" và "đàn ông vốn dĩ mạnh hơn phụ nữ" đang đẩy các nạn nhân là nam giới vào chân tường.
Theo khảo sát, các ông chồng cho hay hành vi bạo hành thể xác mà người vợ gây ra với mình gồm đánh đập, bỏ thuốc nhuận tràng vào đồ ăn, chĩa dao làm bếp vào chồng, dùng đũa đâm vào người chồng, ngược đãi con riêng của chồng hay cho chồng ăn đồ ôi thiu.
Đối tượng được khảo sát là những người từng tìm đến dịch vụ tư vấn về bạo hành gia đình. Khảo sát được tiến hành trong khuôn khổ "dự án hỗ trợ mạng lưới bảo vệ nạn nhân bạo hành gia đình" của tỉnh Tokushima.
Các ông chồng tham gia khảo sát cho biết ngoài những hành vi bạo lực, họ còn bị bạo hành tâm lý như "để xác gián và rết trong phòng ngủ, lối ra vào" hay không cho ngủ.
Một nạn nhân cho hay từng bị vợ nói là "kẻ vô dụng" khi ông đi làm tới đêm mới về. Người này cũng thường xuyên bị vợ "lên lớp" trong thời gian dài.
Một người khác cho biết mình bị bạo hành về kinh tế khi vợ giữ hết tiền lương và áp đặt lối sống cho chồng. Tất cả những người khảo sát cho hay cảm thấy mạng sống đang gặp nguy hiểm.
"Ảnh hưởng của nạn nhân bị bạo hành gia đình không liên quan tới một giới tính cụ thể, không có sự khác biệt giữa nam và nữ về kiểu bị bạo hành", ông Toshiko Noguchi, giám đốc hiệp hội Hakucho no Mori, nói.
Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật (NPA), số lượng đàn ông xin tư vấn về việc bị bạo hành gia đình đang tăng lên. Năm 2013, NPA ghi nhận 3.281 cuộc gọi xin tư vấn và con số này tăng gấp 8 lần sau 10 năm, lên 26.175 vụ năm 2023, nhờ nhận thức về bạo hành gia đình với nam giới tăng lên.
Tuy nhiên, Noguchi nhận định con số này chỉ là "phần nổi của tảng băng", bởi nhiều người chồng ngần ngại không dám xin giúp đỡ, vì quan niệm lâu nay của xã hội cho rằng chỉ có phụ nữ mới là nạn nhân của bạo hành gia đình.
Những người tham gia khảo sát đến hiệp hội xin tư vấn sau khi được người thân hoặc đồng nghiệp phân tích.
"Nhiều nạn nhân không ý thức được các hình thức bạo lực bằng lời nói hay tâm lý từ người vợ hoặc bạn đời là bạo hành gia đình. Nguyên nhân là lâu nay người ta vẫn cho rằng bạo hành thiên về bạo lực thể xác", Takie Hamamo, luật sư chuyên về bạo hành gia đình hợp tác cùng hiệp hội, nói. "Nhiều người chồng bày tỏ 'vợ chỉ đang làm tôi khốn khổ' mà không nhận ra đây là hành vi bạo hành tâm lý".
Khảo sát cũng cho thấy nhiều ông chồng khó giãi bày tình cảnh của mình bởi các tổ chức tư vấn ở địa phương thường mang tên "trung tâm hỗ trợ phụ nữ", "ban tư vấn phụ nữ và trẻ em".
Một nạn nhân cho hay anh bỏ suy nghĩ đến tư vấn vì "đây không phải nơi thích hợp cho mình đến với tư cách là đàn ông".
Ngoài ra, nhiều người không dám đến xin tư vấn vì xấu hổ. Hiệp hội cho hay các nạn nhân nam bị cô lập do quan niệm giới tính "thật đáng xấu hổ khi đàn ông bị phụ nữ bạo hành. Là đàn ông, ta phải cứng rắn".
Một người đàn ông trong độ tuổi 30 cho hay mãi tới khi nhờ hiệp hội tư vấn, anh mới nhận ra mình là nạn nhân của bạo hành gia đình. Nhờ luật sư can thiệp, anh đã ly hôn và đang hưởng thụ cuộc sống yên bình. Nhưng sau vài năm, anh vẫn run rẩy khi nhớ về những hành vi bạo hành của vợ cũ.
"Ngay cả khi cầu cứu, tôi chỉ nhận được phản hồi như 'Anh là đàn ông, phải chịu đựng'. Không ai hiểu tôi, tôi thì nghĩ chỉ cần chịu đựng, gia đình sẽ hạnh phúc", anh tâm sự.
Hồng Hạnh (Theo Mainichi)
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga thông báo đã nhận đơn tranh cử của 16 ứng viên cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 3 năm sau.
Israel từ lâu coi chương trình hạt nhân Iran là mối đe dọa và có thể nhắm đến các cơ sở này để trả đũa vụ tập kích tên lửa của Tehran.
Ngày 19/6, Israel đã kêu gọi mở chiến dịch quân sự lớn nhằm vào thành phố Jenin ở Bờ Tây. Cố vấn An ninh quốc gia Israel không đánh giá cao triển vọng bình thường hóa quan hệ với Riyadh qua vai trò trung gian của Mỹ.
Lực lượng dân quân Sudan phóng drone tự sát tập kích vận tải cơ C-130 của quân đội chính phủ gần Khartoum, khiến máy bay bị phá hủy.
Đại diện Bộ Ngoại giao Iran cáo buộc phương Tây đang “hành động phi pháp và phi ngoại giao” khi áp đặt trừng phạt, đồng thời thể hiện lạp trường ủng hộ sai trái khi can thiệp vào những cuộc biểu tình ở Tehran.
Tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, mang đầu đạn siêu vượt âm được coi là át chủ bài để Triều Tiên đe dọa căn cứ chiến lược Mỹ tại Guam.
Lực lượng Houthi thông báo phóng tên lửa đạn đạo và drone tập kích các mục tiêu trên Biển Đỏ, trong đó có khu trục hạm Diamond của Anh.
Quân đội Nga thông báo tập kích tổ hợp HIMARS và M270 Ukraine, trong đó một khẩu đội mang tên lửa ATACMS chuẩn bị khai hỏa.
Ngày 1/2, chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ tiếp tục tăng chi để xây dựng các con đường gần biên giới Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực này giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân.