Đại diện Bộ Ngoại giao Iran cáo buộc phương Tây đang “hành động phi pháp và phi ngoại giao” khi áp đặt trừng phạt, đồng thời thể hiện lạp trường ủng hộ sai trái khi can thiệp vào những cuộc biểu tình ở Tehran.
Iran chỉ trích Phương Tây, nói các biện pháp trừng phạt là 'bất hợp pháp'. (Nguồn: AP) |
Iran chỉ trích Phương Tây, nói các biện pháp trừng phạt là 'bất hợp pháp'. (Nguồn: AP) |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani ngày 15/9 đã chỉ trích những biện pháp trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào các cá nhân và thực thể của nước Cộng hòa Hồi giáo là “bất hợp pháp”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Iran cáo buộc phương Tây đang “hành động phi pháp và phi ngoại giao” khi áp đặt trừng phạt, đồng thời thể hiện lạp trường ủng hộ sai trái khi can thiệp vào những cuộc biểu tình ở Tehran. Ông Kanani cũng chỉ trích các nhà ngoại giao châu Âu đang thực hiện những “hành vi thiếu xây dựng” và “không phục vụ lợi ích của họ”.
Trước đó cùng ngày, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran.
Các biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào 25 quan chức Iran, 3 cơ quan truyền thông và 1 công ty kiểm duyệt Internet, với cáo buộc ủng hộ chính quyền trấn áp người biểu tình. Hầu hết các cá nhân là chỉ huy của lực lượng cảnh sát và quân đội Iran.
Trong khi đó, Anh và EU cũng áp lệnh trừng phạt đối với một số quan chức cấp cao Iran thuộc Bộ Văn hóa, chính quyền thành phố Tehran, cảnh sát, quân đội, quản lý trại giam.
Pháp, Đức và Anh trước đó cũng thông báo sẽ không dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt nhất định đối với Iran do nước này bị cáo buộc “không tuân thủ” thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã ký với các cường quốc thế giới.
Thỏa thuận hạt nhân đặt ra những giới hạn cứng rắn đối với chương trình năng lượng hạt nhân của Iran - bao gồm cả những hạn chế về số lượng urani đã làm giàu mà nước này có thể lưu trữ vào bất kỳ thời điểm nào.
Trong khi đó, các bên ký kết khác cũng đồng ý với nhiều cam kết khác nhau, chủ yếu là giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Tuy nhiên, các quan chức Iran khẳng định, họ không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc đó do Mỹ đơn phương hủy bỏ thỏa thuận vào năm 2018, khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Donald Trump áp dụng lại tất cả các lệnh trừng phạt trước đây đối với Tehran và mở rộng trừng phạt, vi phạm cam kết cốt lõi của Mỹ với thỏa thuận hat nhân ký với Iran.
Robert F. Kennedy Jr., cháu trai cố tổng thống Kennedy, trở thành ứng viên yêu thích của người gốc Latin và có thể khiến ông Biden đánh mất phiếu của nhóm cử tri quan trọng này.
Tiếp đà phát triển vũ khí chiến lược, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa đưa ra những chỉ đạo mới tại các nhà máy vũ khí lớn.
Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đã bắt đầu xây cầu tàu ở bờ biển Gaza nhằm tăng tốc dòng viện trợ nhân đạo vào khu vực này.
Tổng thống Nga Putin khẳng định ủng hộ chấm dứt hoàn toàn và tận cùng xung đột với Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Kazakhstan, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết bước ngoặt, xung đột Israel-Hamas, Euro 2024… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Con thuyền chở 300 người bị lật trên sông Niger, khiến hơn 100 người mất tích và có thể đã chết, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/7.
Ngày 27/9, theo các tài liệu từ Ủy ban can thiệp nước ngoài của Canada, một cựu chính trị gia nước này đã bị tình nghi cố gắng tác động tới công việc của Nghị viện thay mặt cho chính phủ nước ngoài.
Cảnh sát Nga xông thẳng đến phòng chứa máy chủ trong khi tòa nhà đang bốc cháy và lấy được băng theo dõi từ các camera giám sát trước khi ngọn lửa thiêu trụi đã giúp họ nhanh chóng tìm ra những kẻ khủng bố.
Hội nghị Geneva là một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam nói chung cũng như của ngoại giao Việt Nam nói riêng, là thắng lợi của tình đoàn kết quốc tế cao cả, của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Đối ngoại nhân dân tự hào được là một phần của những thành công đó.