Những mùa cói cuối cùng ở xứ Nghệ - Bài 1: Cói đẫm mồ hôi người

07:30 28/08/2023

TP - Tận dụng diện tích cói ở những đám ruộng bị bỏ hoang sau khi thu hồi, chuyển đổi mục đích nhưng chưa sử dụng, người dân xã Hưng Hòa (TP Vinh, Nghệ An) ra đồng “mót” cói. Công việc vất vả nhưng bù lại cho thu nhập khá.

Tranh thủ

16 giờ, trời vẫn nắng chói chang. Trên cánh đồng cói ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An có khoảng chục người đang miệt mài gặt cói, chẻ cói. Nói là cánh đồng nhưng thực chất chỉ là những đám ruộng bị bỏ hoang sau khi thu hồi, chuyển đổi mục đích nhưng chưa sử dụng. Tận dụng phần diện tích này, một số hộ dân xóm Phong Thuận, xã Hưng Hòa ra đồng “mót” cói. Đây là vụ thu hoạch chính, nhưng những cánh đồng cói đã không còn nhộn nhịp như ngày xưa.

Tất bật gặt cói, ông Dương Xuân Khoa (SN 1962) cho biết: “Nhà tôi 3 đời làm cói. Khi vừa mở mắt là thấy cây cói, nghe mùi cói. Lên 7 tuổi đã biết kéo gon. 10 tuổi đã ra đồng cùng cha mẹ gặt hái. Nếu không quen sẽ thấy gốc cói sắc, đâm vào chân đau, chứ như chúng tôi đã quen đi trên gốc cói, trên ruộng mấp mô này”.

Người đàn ông nhớ về thời hoàng kim của cây cói Hưng Hòa: “Ngày trước, những cánh đồng cói trải dài xanh mượt như tấm thảm khổng lồ. Khi đến mùa thu hoạch, làng trên, xóm dưới rộn ràng cắt, phơi, phục vụ cho việc dệt chiếu. Trên các con đường dẫn vào làng, người dân đều phơi cói. Mùi cói khô tỏa ra một mùi thơm rất riêng, ngan ngát. Nhờ có những ruộng cói mà nhà nhà có thêm thu nhập, nuôi con cái ăn học và trang trải cuộc sống”.

Tiền Phong Cói được chẻ bằng máy, năng suất và đều, đẹp hơn. 1

Cói được chẻ bằng máy, năng suất và đều, đẹp hơn.

Tiền Phong Khi nắng lên cao, vợ chồng ông Khoa căng một tấm vải trên đồng tạo thành chỗ trú nắng và tiếp tục công việc. 1

Khi nắng lên cao, vợ chồng ông Khoa căng một tấm vải trên đồng tạo thành chỗ trú nắng và tiếp tục công việc.

Chỉ mới 30 phút, tấm lưng áo của ông Khoa đã ướt sũng. Trên gương mặt, những giọt mồ hôi lã chã rơi vào thân cói dưới chân. Ông bảo, gốc cói cứng, chiều cao lý tưởng để thu hoạch là vào khoảng từ 1-1,5m. Bởi vậy, thu hoạch cói là công việc khá mất sức đối với người dân. Cây cói sau khi được chặt khỏi gốc bằng một chiếc dao rựa sắc lẹm, phải giũ mạnh để loại bỏ phần “áo” gốc hay những cây hỏng, chiều cao không đạt. Phần việc này thường do những người đàn ông đảm nhận. “Cây cói dễ sống, không cần nhiều công chăm sóc và cho thu hoạch hàng năm trong thời gian dài mà không phải trồng lại mới. Tuy nhiên, diện tích trồng cói ngày càng bị thu hẹp do nghề làm chiếu cói không còn thịnh hành như trước. Mặt khác, phần lớn diện tích trồng cói đã được quy hoạch, chuyển đổi sang mục đích khác”, ông Khoa chia sẻ.

Tiền Phong Người dân Hưng Hòa thu hoạch cói. 1

Người dân Hưng Hòa thu hoạch cói.

Sau khi được cắt, giũ sạch để lấy những cây đạt tiêu chuẩn, cói được chẻ làm đôi. Theo lời ông Khoa, công đoạn này phải được thực hiện khi cây cói còn tươi. Bên chiếc máy chẻ cói, ông có nhiệm vụ đẩy cói vào máy để phân tách thân cói ra làm đôi theo chiều dọc, còn vợ ông sẽ thu sợi cói sau khi chẻ. Đôi bàn tay thuần thục, hai vợ chồng kết hợp ăn ý, chẳng mấy chốc, những đống cói đã được chất cao vút. “Chẻ cói bằng máy cho năng suất hơn và chẻ đều, đẹp hơn. Cói đạt chuẩn để sử dụng dệt chiếu là những cây cao, khỏe, cứng cáp, đặc biệt là có màu sắc đẹp. Hai vợ chồng tôi mỗi ngày thu hoạch được từ 50-70kg cói thành phẩm, nếu thời tiết thuận lợi thì có thể hơn”, ông Khoa cho hay.

“Mót được chừng nào hay chừng ấy”

Tối đi làm, ngày chị Nguyễn Thị Minh (SN 1995) cùng mẹ chồng ra đồng “mót” cói. Chị cũng là người trẻ tuổi nhất trên cánh đồng cói này. “Trồng cói, chăm sóc cói đã vất vả nhưng thu hoạch cói cũng vất vả không kém và mất rất nhiều thời gian. Giá cói thời điểm hiện tại 90.000-100.000 đồng/10kg. Mỗi ngày, tôi cùng mẹ chồng có thể thu hoạch, sơ chế được 60kg, tính ra được khoảng 600 nghìn đồng. Ngày thuận lợi, làm túc tắc cũng có thể đút túi nửa triệu bạc mỗi người. Công việc này không mất chi phí đầu tư, chỉ mất sức thôi nhưng phải chịu khó”, chị Minh nói.

Nhanh tay gặt cói, chị Minh cho biết, mùa thu hoạch cói ở vùng ven sông Lam bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch. “Cói sau khi chẻ thường được phơi ngay trên những ruộng vừa thu hoạch xong hoặc trên các bãi bồi, bờ ruộng… Số ít được người dân mang về phơi tại nhà. Thời tiết nắng nóng như hiện nay rất thích hợp cho việc thu hoạch cói. Chỉ cần phơi từ sáng đến chiều là cói sẽ khô, lên màu rất đẹp. Sau khi sơ chế, cói được dệt thành chiếu, hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ”, chị Minh tâm sự.

Trước đây, gia đình bà Trần Thị Hương (SN 1977) có 6 ha diện tích trồng cói, nay quy hoạch làm dự án nên chỉ còn khoảng 1 ha. Nhiều năm qua, cây cói đã phần nào giúp cải thiện cuộc sống, trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình. “Cây cói đã gắn bó với gia đình 3 đời, nay diện tích cói bị thu hồi để làm dự án, chúng tôi cũng buồn lắm nhưng không biết làm thế nào. Sau một ngày phơi ngoài đồng, cói sẽ được gom lại, đưa về nhà phơi trở một lần nữa trước khi nhập cho thương lái. Hiện, một phần nhỏ cói được số ít hộ dân còn dệt chiếu ở Hưng Hòa sử dụng. Còn chủ yếu cói thành phẩm được bán ra Nga Sơn, Thanh Hóa - nơi có làng nghề dệt chiếu nổi tiếng hoặc bán cho các thương lái để xuất đi Trung Quốc”, bà Hương nói.

Ông Khoa, bà Hương… có thể là những người “mót” cói cuối cùng ở Hưng Hòa. Bởi khi các dự án được quy hoạch và thu hồi đất để triển khai đi vào xây dựng, đồng nghĩa những thửa ruộng cói cũng biến mất. Không còn tự chủ được nguyên liệu cùng với thị trường ngày càng bị thu hẹp, nghề làm chiếu cói ở đây vốn đã rất khó duy trì nay đứng trước nguy cơ xóa sổ.

Để tránh nắng nóng, những nông dân Phong Thuận ra đồng từ lúc 4 giờ sáng, trưa về nhà, chiều lại ra đồng cho đến tận 7, 8 giờ tối. Họ miệt mài làm việc và chỉ dừng lại dăm phút để uống nước, rồi lại tay cắt tay chẻ và đem phơi. Công việc nặng nhọc, chỉ kéo dài khoảng vài tháng trong năm nên người dân đều tranh thủ. “Người trẻ thì làm việc khác, có tiền hơn. Giờ chỉ có người già, không biết làm gì nữa mới tranh thủ đi “mót” cói kiếm đôi đồng thôi. Cũng vì ít người làm nên cói dễ bán, được giá hơn. Giờ chúng tôi “mót” được chừng nào hay chừng ấy, vì khu vực này đã bị thu hồi làm dự án”, bà Hương trải lòng.

Trên cánh đồng nắng lóa rộn rã tiếng cười nói, những tấm lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Nghề cói là thế, cần nắng. Có biết bao nhiêu khó khăn, cùng nỗi lo mai một làng nghề, nhưng giây phút này đây, tiếng máy chẻ, tiếng dao cứa vào từng lá cói xanh, bày châu chấu bay nhảy trên đám cỏ, tất cả cho một cảm giác bình yên…

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm
Cha chết lặng khi thấy người bị cháy đen trên đường chính là con trai

Cha chết lặng khi thấy người bị cháy đen trên đường chính là con trai

12:00 21/12/2023

Liên quan đến vụ nam thanh niên bị cháy toàn thân ở Bình Dương, cơ quan chức năng xác định do nạn nhân tự thiêu vì vướng chuyện nợ nần.

Hai phương án về tên gọi tòa án cấp tỉnh, huyện

Hai phương án về tên gọi tòa án cấp tỉnh, huyện

00:20 28/05/2024

Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên gọi TAND cấp tỉnh, huyện nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau nên xây dựng 2 phương án xem xét.

Ô tô chở vật liệu làm rơi vãi ra đường có bị xử phạt?

Ô tô chở vật liệu làm rơi vãi ra đường có bị xử phạt?

12:40 17/01/2024

Khoản 1 Điều 72 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành một số quy định sau: - Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn; - Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi. Theo đó, việc xe chở vật liệu không che chắn và làm rơi vãi vật liệu ra đường là hành vi vi phạm quy định trong việc vận chuyển hàng hóa bằng ô tô. Điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định...

Liên tục các thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội

Liên tục các thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội

06:30 14/03/2023

TP - Trong khi hàng loạt phụ huynh tại TPHCM và các tỉnh phía Nam bị đối tượng mạo danh “thầy giáo” thông báo trẻ đang cấp cứu để chiếm đoạt tài sản chưa được ngăn chặn thì trên mạng xã hội lại xuất hiện những chiêu trò lừa đảo mới nhắm tới người bệnh.

Xử phạt nam sinh lớp 11 đầu trần, nằm trên yên điều khiển xe máy ở Hải Phòng

Xử phạt nam sinh lớp 11 đầu trần, nằm trên yên điều khiển xe máy ở Hải Phòng

07:50 12/02/2024

Tối 11.2, Công an TP Hải Phòng thông tin, Phòng Cảnh sát giao thông vừa xử lý 2 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông do người...

Phạt 350 triệu đồng công ty dệt may xả thải ra sông Bắc Hưng Hải

Phạt 350 triệu đồng công ty dệt may xả thải ra sông Bắc Hưng Hải

13:50 12/04/2024

UBND tỉnh Hưng Yên vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường với công ty dệt may vì hành vi xả thải trái phép.

Hình ảnh 2 trung tâm hành chính đồ sộ mới tách lại chuẩn bị sáp nhập

Hình ảnh 2 trung tâm hành chính đồ sộ mới tách lại chuẩn bị sáp nhập

09:30 04/12/2023

Trong gần 10 năm tới, khi Bình Phước thực hiện nghị quyết về việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, huyện Hớn Quản và Phú Riềng sẽ không...

Quảng Trị: Truy bắt đối tượng vận chuyển 55kg thuốc nổ

Quảng Trị: Truy bắt đối tượng vận chuyển 55kg thuốc nổ

20:20 24/07/2023

Trước đó, vào lúc 19h ngày 23/7, tại địa phận xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị), Phòng Trinh sát Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị, Đồn Biên phòng Hướng Phùng phối hợp với Đội Trinh sát đặc nhiệm, Phòng Phòng chống Ma túy Tội phạm và các đơn vị lực lượng liên quan phát hiện Nguyễn Văn Năng (35 tuổi, trú xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh) đang có hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ. Phát hiện thấy lực lượng chức năng, Năng đã tăng ga xe...

Giới tính thật cháu bé quốc tịch Hàn Quốc thất lạc khi nhập cảnh Việt Nam 7 năm trước

Giới tính thật cháu bé quốc tịch Hàn Quốc thất lạc khi nhập cảnh Việt Nam 7 năm trước

14:00 03/03/2023

Ông Ngô Trường Sơn (cậu ruột cháu bé K.C., quốc tịch Hàn Quốc) cho biết, K.C. được mẹ gửi cho người quen ở một tỉnh phía Bắc, còn mẹ bé vẫn sống ở Hàn Quốc.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới