Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, dịp nghỉ lễ cả nước đã thu giữ gần 20.000 xe vi phạm giao thông.
Để làm thủ tục nhận lại xe vi phạm người dân cần chú ý thủ tục được quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP về trả lại phương tiện vi phạm.
Theo đó, việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:
Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản.
Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành 2 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 1 bản.
Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.
Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề sau khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc sau khi đã chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ, tịch thu trước đó về kết quả đã thực hiện.
Về chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định.
Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Chính quyền TP HCM quy định tối đa 1 tỷ đồng cho mua sắm tài sản khi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, nhằm tập trung nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu.
Bằng chứng khảo cổ học cho thấy các xã hội người cổ đại ở Nam Mỹ coi trọng cáo đến mức chôn cất nó bên cạnh con người.
Nhu cầu trung tâm dữ liệu phục vụ AI tăng mạnh thúc đẩy Liên minh châu Âu EU nghiên cứu phương án lưu trữ trên không gian để giảm tiêu thụ điện.
Igbo-Ora của Nigeria và làng Kodinhi của Ấn Độ là những nơi kỳ lạ và đầy bí ẩn khi sản sinh ra nhiều cặp sinh đôi nhất thế giới với tỉ lệ tăng nhanh chóng mặt. Nhiều nhà khoa học đã dày công giải thích nhưng các lí giải dường như chưa thỏa đáng.
Một người đàn ông đã lấp đầy ổ gà gần khu vực sinh sống bằng mì do quá thất vọng vì tình trạng đường sá địa phương.
Tên lửa Trường Chinh-2D được phóng lúc 9h58 giờ Bắc Kinh (8h58 giờ Hà Nội) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, đưa vệ tinh Yaogan-39 vào quỹ đạo định trước. Đây là sứ mệnh thứ 500 của loạt tên lửa đẩy Trường Chinh. Cuối tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã đưa vệ tinh viễn thám Yaogan-33 04 vào không gian từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc nước này. Vệ tinh Yaogan-33 04 phục vụ các thí nghiệm khoa học,...
Thiếu đăng kiểm viên, các trung tâm kiến nghị cơ quan chức năng tăng cường mở các lớp đào tạo.
Một tàu đánh cá đã câu được một con cá mập yêu tinh nặng 800 kg đang mang thai sáu con ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Đài Loan. Đây là con cá mập yêu tinh lớn nhất từng bị bắt ở vùng biển này.
Máy điện phân lớn nhất từng sản xuất tại Tây Ban Nha có công suất 500 kW, có thể sản xuất hydro bằng điện từ các trang trại gió.