TPO - Một tàu đánh cá đã câu được một con cá mập yêu tinh nặng 800 kg đang mang thai sáu con ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Đài Loan. Đây là con cá mập yêu tinh lớn nhất từng bị bắt ở vùng biển này.
Cá mập yêu tinh mang thai 6 đứa con bị đánh bắt ở bờ biển Đài Loan. |
Những ngư dân bắt được con cá mập biển sâu ban đầu định bán nó cho một nhà hàng, nhưng Bảo tàng Nghệ thuật Đại dương Đài Loan đã mua và lên kế hoạch trưng bày nó.
Loài cá mập kỳ lạ nhất
Cá mập yêu tinh (Mitsukurina owstoni) là một trong những loài cá mập kỳ lạ nhất đại dương. Những sinh vật mõm dài này là loài sống ở đáy, nghĩa là chúng sống ở vùng nước gần đáy biển ở độ sâu 1.200 m. Theo Bảo tàng Úc, hàm của chúng có đầy những chiếc răng giống như kim, nhô ra ngoài để chộp lấy con mồi như cá xương, mực và động vật giáp xác.
Cá mập yêu tinh là thành viên duy nhất còn sống của họ cá mập Mitsukurinidae, có nguồn gốc từ 125 triệu năm trước trong kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước).
Mặc dù chúng thường có màu xám, nhưng các mẫu vật được kéo lên từ độ sâu có thể có màu hồng tím nếu mạch máu của chúng bị tổn thương.
Nhân viên bảo tàng viết trên Facebook: “Loài này có làn da trong mờ, cơ thể màu hồng và những chiếc răng nanh quỷ dữ. Nó thuộc họ cá mập cổ đại và là một hóa thạch sống rất hiếm."
Một bức ảnh được đăng trên Facebook của Bảo tàng Nghệ thuật Đại dương Đài Loan cho thấy chiếc bụng tròn trịa của con cá mập dài 4,7 m, trong bụng mang thai sáu con. Cá mập yêu tinh giao phối thông qua quá trình thụ tinh trong và sinh sản theo kiểu đẻ trứng, nghĩa là những con cái đẻ những quả trứng nằm bên trong cơ thể chúng cho đến khi chúng nở, sau đó sinh ra những con cá mập con.
Nguy cơ tận diệt sinh vật biển
Những người đánh cá đã vô tình bắt được con cá mập khi đang thả lưới kéo đáy - một hoạt động đánh bắt phổ biến trong đó những chiếc thuyền kéo một tấm lưới có trọng lượng dọc theo đáy đại dương.
Các nhà bảo tồn biển chỉ trích cách làm này vì việc đánh bắt bừa bãi sẽ quét sạch một lượng lớn các loài sinh vật biển quý hiếm.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Thủy sản cho thấy hoạt động đánh bắt bằng lưới kéo đáy chiếm gần 60% lượng phế thải thủy sản hàng năm, lên tới khoảng 6,6 triệu tấn (6 triệu tấn) mỗi năm.
Nghề lưới kéo đáy cũng làm hư hại đáy biển, làm xáo trộn hang của động vật và khuấy động trầm tích, có thể làm thay đổi tính chất hóa học của nước và làm giảm ánh sáng cần thiết cho các loài thực vật sống ở đại dương để quang hợp.
Hoạt động đánh bắt này bị cấm ở một số khu vực trên thế giới, bao gồm 90% đáy biển dọc theo Bờ Tây Hoa Kỳ, nhưng không phải ở Đài Loan.
Cá mập yêu tinh hiếm khi được quan sát hoặc quay phim trong tự nhiên. Hầu hết những gì các nhà nghiên cứu thu thập được về những sinh vật bí ẩn này đều đến từ các mẫu vật tình cờ bắt được. Loài này không được coi là có nguy cơ tuyệt chủng do các hoạt động của con người.
Những công trình, sản phẩm sáng tạo được trao Giải thưởng sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2024 vì có khả năng ứng dụng thực tế.
Nhiều công viên, mái nhà và bờ sông mô phỏng hình thức trồng trọt lâu đời là ruộng bậc thang, giúp các thành phố châu Á thấm hút, lưu giữ và lọc sạch nước mưa.
Một nhà khoa học gần đây tuyên bố rằng, NASA có thể đã vô tình phát hiện ra sự sống trên sao Hỏa cách đây gần 50 năm và sau đó vô tình giết chết sinh vật này trước khi nhận ra nó là gì.
Hình ảnh mới công bố về Hằng Nga 6, nhiệm vụ Mặt Trăng mới nhất của Trung Quốc, cho thấy một robot thám hiểm nhỏ gắn vào tàu đổ bộ.
Cũng giống như các thời đại khác, ở thời phong kiến, người phạm tội sẽ bị xử phạt. Chém đầu chính là hình phạt nặng nhất dành cho phạm nhân thời đó. Tuy nhiên việc chém đầu không phải lúc nào cũng có thể thực hiện mà phải làm theo quy định. Một trong số những quy định mà chúng ta thường thấy trên các bộ phim chính là thời gian thi hành án. Các vị quan luôn chọn giờ Ngọ ba khắc để hành quyết phạm nhân. Thời Đường, Tống quy định: Mỗi năm từ tiết...
Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu hiệu của các phân tử hữu cơ trong các mẫu đầu tiên của tiểu hành tinh Bennu, một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm.
Trước khi đại dịch chuột năm 1917 bị dập tắt, người dân Australia đã bắt và giết chết hơn 1.500 tấn chuột, tương đương khoảng 100 triệu con.
Một nghiên cứu mới cho thấy, áo giáp từ Thời đại đồ đồng đủ mạnh để bảo vệ một người lính Mycenaean suốt 11 giờ trong trận chiến cách đây 3.500 năm.
Trong ngày 31/3/2023, Hội thảo Khoa học với chủ đề Khánh Hòa 370 năm được tổ chức tại thành phố Nha Trang, nhân dịp kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển và 48 năm ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2023). Hội thảo quy tụ hơn 35 diễn giả uy tín từ nhiều lĩnh vực và hàng trăm nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm theo dõi trực tiếp.