TP - Trong Chiến dịch Mùa hè xanh của Đoàn trường ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng năm nay, các tình nguyện viên trực tiếp đứng lớp truyền cho học sinh các kỹ năng cần thiết như bơi, phòng tránh đuối nước, xâm hại tình dục, bạo lực học đường…
Dạy nữ sinh chống lại “yêu râu xanh”
Trong cái nắng oi ả, hầm hập, đầu giờ chiều, hội trường xã Bình Trị (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) vẫn có hơn 200 em học sinh đến tham gia lớp học phòng vệ, tự vệ cho nữ sinh của Đoàn trường ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng..
Bắt đầu buổi học, chị Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Bí thư Đoàn trường chia sẻ cho các bạn nữ kiến thức về các loại hình xâm hại, bạo lực; kiến thức cơ bản về phòng vệ, tự vệ cũng như cách xử lý khi không may là nạn nhân bị xâm hại… Những cô cậu học trò cũng mạnh dạn đặt những câu hỏi tế nhị, vốn chẳng biết bày tỏ cùng ai.
Tình nguyện viên hướng dẫn nữ sinh các chiêu tự vệ, thoát thân khi gặp “yêu râu xanh” |
Tình nguyện viên hướng dẫn nữ sinh các chiêu tự vệ, thoát thân khi gặp “yêu râu xanh” |
Sau những phần hỏi đáp sôi nổi, các em nữ sinh được trực tiếp hướng dẫn các động tác, thế võ để tự bảo vệ mình khi bị “yêu râu xanh” lợi dụng. Vốn là một giảng viên - vận động viên Taekwondo, chị Thủy đứng lớp chỉ cho học sinh những chiêu thoát thân, tự vệ khi gặp những tình huống nguy hiểm, bị kẻ xấu tấn công.
“Đoàn trường có nguồn tình nguyện viên với kiến thức và kỹ năng tốt để tổ chức và duy trì các lớp kỹ năng vào dịp hè cho đoàn viên thanh niên, học sinh. Đây cũng là cơ hội tốt để sinh viên rèn giũa, đưa các kiến thức trên giảng đường ứng dụng vào thực tế, góp phần tạo ra giá trị tốt đẹp cho cộng đồng”.
anh Bùi Đăng Toản, Bí thư Đoàn trường ĐH Thể dục và Thể thao Đà Nẵng
Các em hào hứng xung phong lên cùng thực hành với các tình nguyện viên. “Đây đều là những chiêu đơn giản, không cần biết võ, các em có thể dễ dàng nắm bắt và làm theo”, chị Thủy chia sẻ.
Theo anh Bùi Đăng Toản, Bí thư Đoàn trường ĐH Thể dục và Thể thao Đà Nẵng, nội dung về phòng chống bạo lực và xâm hại là nội dung mới, được Đoàn trường triển khai trong Chiến dịch Tình nguyện hè năm nay. “Thực trạng bạo lực học đường, xâm hại đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái đang là vấn đề nhức nhối, bởi vậy, thông qua các lớp học, Đoàn trường mong muốn trang bị thêm kiến thức và kỹ năng để các em có thể tự xoay xở, thoát thân khi có tình huống nguy hiểm hoặc tìm kiếm những sự hỗ trợ từ các kênh uy tín”, anh Toản nói.
Đem kiến thức giảng đường đến Mùa hè xanh
Theo Đoàn trường ĐH Thể dục và Thể thao Đà Nẵng, Chiến dịch Mùa hè xanh đang đổi mới theo hướng gắn liền với kiến thức chuyên môn trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ thanh thiếu nhi. Thực tế, Chiến dịch Mùa hè xanh những năm gần đây, Đoàn trường luôn ưu tiên tổ chức các lớp học bơi, kỹ năng phòng tránh đuối nước cho trẻ em khó khăn, trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, vùng rốn lũ…
“Mỗi năm, có khoảng 2.000 trẻ em bị đuối nước, đặc biệt, các trường hợp đuối nước tăng cao vào mùa hè, khi các em kết thúc năm học, dành thời gian ở nhà và vui chơi trong cộng đồng. Vì vậy, kỹ năng bơi lội cũng như xử lý khi bị đuối nước, bắt gặp người bị đuối nước rất quan trọng”, anh Toản nói.
Tại mỗi buổi học, các bạn đoàn viên thanh niên và học sinh được chia sẻ kiến thức về phòng tránh tai nạn đuối nước, cách sơ cấp cứu nạn nhân đuối nước, cách hỗ trợ cứu người bị đuối nước, phương pháp nổi nước khi bơi… Đặc biệt, Quảng Nam và Đà Nẵng là những địa phương có đường bờ biển dài, vì vậy, các tình nguyện viên cũng trang bị cho các em nhỏ cách nhận biết “dòng chảy xa bờ” - dòng nước sâu nguy hiểm trên biển và các bước thoát khỏi “dòng chảy xa bờ” khi không may bơi vào.
Trong chiến dịch Mùa hè xanh năm nay, Đoàn trường sẽ liên tục triển khai các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em khó khăn vào mỗi sáng thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần tại các phường, xã ở Đà Nẵng;… tổ chức các lớp phòng tránh đuối nước và kỹ năng phòng vệ, tự vệ, phòng chống xâm hại cho các đơn vị có nhu cầu ở Đà Nẵng và Quảng Nam.
Trong khi đi leo núi trải nghiệm, ba nữ sinh của một trường đại học ở Huế bị lạc và lực lượng công an phải huy động người đi giải cứu.
Vượt hơn 2.000km, qua hai lần phà, đò là hành trình của bức thư viết tay được gửi từ miền biên viễn đến xã đảo. Người viết bức thư ấy là cô giáo có hơn chục năm “gieo chữ” cho học sinh dân tộc thiểu số.
Qua vụ việc khách kêu taxi chở đến quán hải sản Thanh Sương 15 Trần Phú (TP Nha Trang) nhưng tài xế lại chở đến quán Thạnh Sương số 102 Trần Phú, có thể thấy việc các quán đặt tên bảng hiệu ăn theo quán chính gốc đang gây ra nhiều hiểu lầm.
Sau 80 năm, những tư tưởng của Đề cương văn hóa vẫn còn nguyên giá trị.
Trung ương Đoàn vừa công bố 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024. Đây là những nữ sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ đặc thù, những ngành học vốn dĩ là thế mạnh của phái nam.
Với mong muốn các em nhỏ đồng bào dân tộc Chứt có một cái Tết Trung thu ấm áp, ý nghĩa, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Hương Khê tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu”.
Hai học sinh lớp 4 đã dành gần 1 tháng để sáng tạo ra sản phẩm “Tìm câu ca dao tục ngữ bắt đầu bằng chữ cái” hữu ích, hấp dẫn, nhằm giúp các bạn cùng trang lứa được hiểu rộng hơn về ca dao tục ngữ Việt Nam và để học tiếng Việt vui vẻ, gần gũi hơn.
Ít nhất 7 trẻ sơ sinh thiệt mạng trong vụ cháy bùng phát tại Bệnh viện Nhi ở New Delhi hôm cuối tuần.
Sáng 24/3, Báo Tiền Phong, Ban Thường vụ Thành Đoàn Cần Thơ phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ tổ chức ngày hội Chủ Nhật Đỏ lần thứ 16 năm 2024, tại Tiểu đoàn 1 (TP. Cần Thơ). Trong buổi sáng, chương trình đã tiếp nhận về gần 700 đơn vị máu.