Bức thư viết tay đặc biệt vượt hơn 2.000km của cô giáo ‘Chia sẻ cùng thầy cô’

22:00 15/11/2024

TPO - Vượt hơn 2.000km, qua hai lần phà, đò là hành trình của bức thư viết tay được gửi từ miền biên viễn đến xã đảo. Người viết bức thư ấy là cô giáo có hơn chục năm “gieo chữ” cho học sinh dân tộc thiểu số.

Trong lễ tuyên dương chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 (tối 15/11) đã giới thiệu bức thư biên giới gửi đảo xa. Bức thư được viết bằng tay, đã vượt hơn 2.000km, rồi qua 2 lần phà, đò để xã đảo duy nhất ở TP Hồ Chí Minh – xã Thạnh An (huyện Cần Giờ).

Người viết bức thư đặc biệt ấy là cô giáo Quàng Thị Xuân (SN 1990, dân tộc Thái) - Phó Hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học Mường Lạn (xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, Sơn La). Người nhận bức thư đặc biệt ấy là cô Quãng Thị Thu Cúc – giáo viên trường Mầm non Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh).

Cô Quang Thị Xuân giao lưu tại chương trình tuyên dương tối 15/11. Ảnh: Xuân Tùng

Cô Quang Thị Xuân giao lưu tại chương trình tuyên dương tối 15/11. Ảnh: Xuân Tùng

Chia sẻ về lý do viết bức thư đặc biệt này, cô Quàng Thị Xuân cho biết với mong muốn hiểu rõ hơn việc dạy và học ở nơi đảo xa; hành trình vượt qua những khó khăn để gieo tri thức cho học sinh.

Cô Quãng Thị Thu Cúc cho biết, rất xúc động khi nhận được bức thư của đồng nghiệp từ vùng miền núi, biên giới. Qua thư, cô Cúc cảm thấy quãng cách biên giới - hải đảo "xích lại gần hơn".

"Qua thư, tôi hiểu rõ hơn công việc, những khó khăn của đồng nghiệp đang công tác ở miền núi như chị Quàng Thị Xuân đã trải qua. Qua đó, khó khăn của những giáo viên ở xã đảo chúng tôi cũng vơi đi", cô Cúc nói.

Theo cô Cúc, những khó khăn trong hành trình dạy học của cô nơi xã đảo Thạnh An nhỏ hơn rất nhiều với những khó khăn của những người đồng nghiệp đang ngày đêm dạy chữ nơi hải đảo tiền tiêu, vùng biên cương của Tổ quốc.

Cô Quãng Thị Thu Cúc - người nhận được bức thư từ biên giới. Ảnh: Xuân Tùng

Cô Quãng Thị Thu Cúc - người nhận được bức thư từ biên giới. Ảnh: Xuân Tùng

Bức thư viết tay gửi thầy cô nơi đảo xa của cô Quàng Thị Xuân.
Bức thư viết tay gửi thầy cô nơi đảo xa của cô Quàng Thị Xuân.

Gieo chữ nơi biên cương

Trong khuôn khổ chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2024, những ngày đầu tháng 11/2024, chúng tôi đã có dịp đến với huyện biên giới Sốp Cộp, thăm ngôi trường cô Xuân đang công tác.

Trường PTDTBT tiểu học Mường Lạn nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện biên giới, tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Khoảng cách giữa các điểm trường so với trung tâm xã từ 5 – 14km, đường xá gập ghềnh.

Cô Quàng Thị Xuân đã có 12 năm công tác tại trường tiểu học Mường Lạn. Cô Xuân cho biết, từ nhỏ đã yêu thích làm cô giáo để dạy chữ cho các em nhỏ, và được nối nghiệp sư phạm trong gia đình. Tốt nghiệp trường CĐ Sư phạm Sơn La, năm 2012, cô giáo trẻ người Thái được phân công giảng dạy ở ngôi trường quê hương.

Cô Quàng Thị Xuân đã có hơn chục năm "gieo chữ" cho các em học sinh dân tộc thiểu số. Ảnh: P.Linh

Cô Quàng Thị Xuân đã có hơn chục năm "gieo chữ" cho các em học sinh dân tộc thiểu số. Ảnh: P.Linh

Theo cô Xuân, trong quá trình công tác gặp không ít khó khăn, thách thức về bất đồng ngôn ngữ, nhiều học sinh dân tộc thiểu số chưa phân biệt được tiếng phổ thông. Mỗi dịp năm học mới, cô và nhiều đồng nghiệp phải đi vận động phụ huynh, học sinh để các em đi học đầy đủ, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, phòng học xuống cấp. Là trường bán trú, học sinh ở lại trường nên cần sự hỗ trợ, hướng dẫn từ thầy giáo, cô giáo. “Địa bàn rộng, số học sinh và giáo viên đông, dù rất vất vả nhưng tôi luôn nỗ lực hết mình cho sự nghiệp trồng người mà mình đã lựa chọn”, cô Xuân nói.

Trường PTDTBT Tiểu học Mường Lạn có số học sinh đông nhất toàn huyện với 54 lớp học, có 1.489 học sinh. Học sinh phần lớn là người người dân tộc Mông. Trường có 1 điểm trường chính và 7 điểm trường lẻ; có 76 giáo viên và nhân viên. Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng có thời gian công tác làm quản lý mới được 1 năm, kinh nghiệm về quản lý còn non, nên cũng có những khó khăn nhất định", cô giáo Quàng Thị Xuân.

Đến nay, cô Xuân đã không ngừng sáng tạo trong công việc, sử dụng nhiều sáng kiến, mô hình hay vào quá trình giảng dạy.

Trong đó, có giải pháp nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập thông qua việc tổ chức hoạt động khởi động, kết nối trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh lớp 5; giải pháp luyện đọc đúng phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 trong toàn huyện Sốp Cộp.

Cô Quàng Thị Xuân đã có nhiều sáng kiến, giải pháp dạy học môn tiếng Việt được áp dụng. Ảnh: P.Linh

Cô Quàng Thị Xuân đã có nhiều sáng kiến, giải pháp dạy học môn tiếng Việt được áp dụng. Ảnh: P.Linh

Trong quá trình công tác được Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng Bằng khen, được Hội đồng thi đua cấp tỉnh, huyện, xã tặng nhiều bằng khen, giấy khen; 4 năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”; Danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh” năm học 2020-2021.

Có thể bạn quan tâm
Đèn lồng thắp sáng ước mơ ở Bắc Ninh

Đèn lồng thắp sáng ước mơ ở Bắc Ninh

00:10 25/08/2024

TP - Những ngày này, đoàn viên, thanh niên huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đang làm những chiếc đèn lồng từ vật liệu đã qua sử dựng để tặng thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

Cuộc chiến giành chỗ đỗ ôtô ở Hàn Quốc

Cuộc chiến giành chỗ đỗ ôtô ở Hàn Quốc

13:00 27/09/2024

Han Moon-chul 'tức đến phát điên' bởi mất 30 phút tìm được một chỗ đậu xe trống nhưng bị một người khác nhanh chân hơn chiếm mất.

Ông bố quỳ trên đường khi bị con gái trách không mua nổi iPhone

Ông bố quỳ trên đường khi bị con gái trách không mua nổi iPhone

10:30 22/05/2024

Hình ảnh ông bố người Trung Quốc khuỵu gối xuống đường sau khi bị con gái tuổi teen chê trách vì không mua iPhone cho cô bé đang làm nổ ra cuộc tranh luận gay gắt về cách nuôi dạy con.

Thừa Thiên-Huế đẩy mạnh kiện toàn, bổ sung phó bí thư Đoàn xã là công an kiêm nhiệm

Thừa Thiên-Huế đẩy mạnh kiện toàn, bổ sung phó bí thư Đoàn xã là công an kiêm nhiệm

16:40 20/05/2024

Dự kiến hết tháng 5, tại địa bàn huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), sẽ kiện toàn, hoàn thành bổ sung phó bí thư Đoàn xã, thị trấn là công an kiêm nhiệm.

1,3 tỉ đồng tiếp sức tân SV Tây Nguyên: Nghị lực của SV nghèo làm lay động trên trang báo Tuổi Trẻ

1,3 tỉ đồng tiếp sức tân SV Tây Nguyên: Nghị lực của SV nghèo làm lay động trên trang báo Tuổi Trẻ

07:00 28/10/2024

Những câu chuyện hiếu học, nghị lực vượt khó của tân sinh viên khu vực Tây Nguyên một lần nữa được kể trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường 2024 sáng 27-10 tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Thanh thiếu niên Lạng Sơn sôi động vũ điệu mùa hè

Thanh thiếu niên Lạng Sơn sôi động vũ điệu mùa hè

16:30 31/07/2023

Sáng 31/7, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Lạng Sơn tổ chức Hội thi nhảy cộng đồng năm 2023 với chủ đề 'Khát vọng vươn xa'. Hội thi thu hút hàng trăm thanh thiếu niên nhi đồng của Ban chỉ đạo hè 8 phường/xã trên địa bàn tham gia tranh tài.

Con ruốc Việt trên đĩa Pad Thái

Con ruốc Việt trên đĩa Pad Thái

05:50 28/01/2024

Sáng 27-1, khuôn viên Tổng lãnh sự Thái Lan tại TP.HCM rộn ràng tiếng giã chày cối, cùng mùi hành phi quyện với nước mắm thơm phức từ lớp học nấu món Thái đặc biệt.

Những bông hoa trong vườn Bác - Bài 2: Cảm hóa từ những nghĩa cử nhân văn

Những bông hoa trong vườn Bác - Bài 2: Cảm hóa từ những nghĩa cử nhân văn

09:10 29/05/2024

TP - Khoác lên mình màu áo Công an Nhân dân, Đại úy Hoàng Thanh Đạt luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tinh thần nhiệt huyết tiên phong của tuổi trẻ trong công tác an sinh xã hội.

6 hiểu lầm phổ biến về vaccine dại

6 hiểu lầm phổ biến về vaccine dại

04:50 20/07/2024

Nhiều người bị chó mèo cắn nhưng không tiêm vaccine phòng bệnh dại do chủ quan, nghĩ tốn kém nên chỉ cần tiêm một mũi, đến khi lên cơn dại thì đã muộn.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới