6 lá cờ cắm trên bề mặt Mặt Trăng trong chương trình Apollo hứng chịu ánh sáng Mặt Trời và mối nguy hiểm từ thiên thạch hàng chục năm qua.
Cách đây 55 năm, vào ngày 20/7/1969, lá cờ Mỹ đầu tiên được dựng lên trên Mặt Trăng trong chuyến đi bộ kéo dài 2,5 tiếng của hai phi hành gia NASA Neil Armstrong và Buzz Aldrin. Quá trình cắm cờ diễn ra trong khoảng 10 phút, trở thành một trong những cột mốc đáng nhớ nhất của nhiệm vụ Apollo 11.
Các kỹ sư NASA đã gặp nhiều thách thức kỹ thuật khi thiết kế cột cờ. "Họ thiết kế cột cờ gắn thêm thanh ngang để lá cờ 'bay' mà không cần gió, giúp khắc phục tác động của việc thiếu lớp khí quyển dày. Những yếu tố khác được tính đến khi thiết kế là trọng lượng, khả năng chịu nhiệt và tính dễ lắp ráp với phi hành gia bị hạn chế chuyển động và khả năng cầm nắm đồ vật do mặc bộ đồ vũ trụ", Anne Platoff, nhà sử học kiêm chuyên gia nghiên cứu cờ tại Đại học California Santa Barbara, giải thích.
Trong cuộc họp kỹ thuật của phi hành đoàn, Armstrong và Aldrin báo cáo một số vấn đề với việc cắm cờ. Họ gặp sự cố khi kéo thanh ống lồng nằm ngang phía trên lá cờ và không thể kéo dài nó hết cỡ. Tuy nhiên, điều này mang lại một chút "hiệu ứng gợn sóng" sống động cho lá cờ. Các phi hành đoàn sau đó đã cố tình để thanh ngang thu vào một phần theo cách tương tự.
Phi hành đoàn Apollo 11 cũng cho biết, họ chỉ có thể cắm cột cờ xuống bề mặt Mặt Trăng khoảng 15 - 23 cm. "Ngay bên dưới bề mặt giống bột là lớp đất đá rất chắc. Chúng tôi chỉ cắm được cột cờ xuống vài inch (1 inch bằng 2,54 cm). Nó trông không vững chắc lắm", Aldrin kể lại. Các chuyên gia cũng không chắc lá cờ vẫn đứng vững hay đã bị luồng khí động cơ thổi ngã khi tàu Apollo 11 cất cánh trở về Trái Đất.
6 lá cờ Mỹ mà các phi hành gia Apollo cắm trên Mặt Trăng có kích thước không đồng nhất. Lá cờ trong nhiệm vụ Apollo 11 làm bằng nylon, có kích thước khoảng 91 x 152 cm và được mua với giá 5,5 USD tại thành phố Houston. Trong khi đó, lá cờ cắm trên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 17, nhiệm vụ Mặt Trăng cuối cùng của chương trình Apollo, đặc biệt hơn một chút. Nó đã được trưng bày tại Phòng Điều khiển Hoạt động Nhiệm vụ trong các nhiệm vụ Apollo khác. Sau đó, hai phi hành gia Eugene Cernan và Jack Schmitt đã cắm lá cờ này lên Mặt Trăng vào tháng 12/1972.
Vậy tình trạng những lá cờ đó ngày nay như thế nào? Kể cả khi chúng vẫn đứng vững khi phi hành đoàn phóng tàu rời khỏi Mặt Trăng, thì gần như chắc chắn chúng không còn giống như lúc mới cắm. "Nhiều khả năng phần nylon của lá cờ đã xuống cấp do tiếp xúc lâu với ánh sáng Mặt Trời", Platoff nhận định. Hiện tượng này gọi là "sun rot" (mục nát do Mặt Trời).
"Một điều mà tôi thường xuyên thấy trong những bài phân tích là các lá cờ sẽ bị tẩy trắng do tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời. Dù điều này xảy ra với một số lá cờ trên Trái Đất, tôi không chắc về quá trình hóa học liên quan và liệu điều đó có xảy ra trong môi trường Mặt Trăng hay không", Platoff nói thêm.
Tuy nhiên, các lá cờ trên Mặt Trăng có thể đã trở nên giòn và phân rã theo thời gian. Một mối đe dọa khác đối với chúng là những thiên thạch dội xuống Mặt Trăng, nơi không có khí quyển dày để bảo vệ như Trái Đất.
Thu Thảo (Theo Space, NASA)
Hệ thống lồng nuôi cá SeaFisher gồm 12 lồng lập phương neo xuống đáy biển, có thể chìm xuống sâu 20 m để giữ an toàn khi có bão.
Module đầu tiên của Trạm Dịch vụ Quỹ đạo Nga (ROSS), quay quanh Trái Đất ở độ cao khoảng 400 km, dự kiến phóng lên quỹ đạo năm 2027.
Khi nghe tin có nơi người dân bị cô lập vì nước lũ, Quốc Việt nhắn anh em dừng hết dự án, mang drone đi hỗ trợ đồng bào.
Chiếc xe con đi ngược chiều vào trưa 16-10 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Cảnh sát giao thông cho biết đã vào cuộc xác minh để xử lý.
TP - Không màng tới nguy hiểm đến tính mạng, chi phí cao, nhiều người vẫn bị thu hút bởi những chuyến đi xuống đáy đại dương hoặc ra ngoài vũ trụ.
Dù có cẩn thận đến đâu, đôi lúc chúng ta vẫn khiến điện thoại thông minh bị ướt do vô tình đánh rơi xuống nước. Lúc này, theo phản xạ thông thường, nhiều người dùng sẽ nghĩ ngay đến việc cho thiết bị vào gạo để hút ẩm. Việc làm này dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, vì từ lâu, các bài hướng dẫn trên mạng Internet luôn 'bày kế' cho người dùng thực hiện đầu tiên khi điện thoại hay các thiết bị điện tử bị dính nước. Tuy nhiên, cách...
Ngày 18-8, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội nghị Chiến lược phát triển ngành trí tuệ nhân tạo, bán dẫn và an ninh mạng.
Chiều 20/5, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, đã diễn ra buổi đối thoại giữa tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy - người được mệnh danh là Bill Gates Ấn Độ và giới CNTT Việt Nam. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương, đại diện các doanh nghiệp và chuyên gia CNTT Việt Nam. Chương trình do FPT phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức. Tại sự kiện, ông Narayana Murthy chia sẻ kinh...
Chức danh phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh chưa được bố trí ôtô công đưa đón tận nhà, trừ 2 địa phương Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài...