Module đầu tiên của Trạm Dịch vụ Quỹ đạo Nga (ROSS), quay quanh Trái Đất ở độ cao khoảng 400 km, dự kiến phóng lên quỹ đạo năm 2027.
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos hé lộ thêm chi tiết về nhiệm vụ xây dựng trạm vũ trụ mới mang tên Trạm Dịch vụ Quỹ đạo Nga (ROSS), Space hôm 23/7 đưa tin. Module đầu tiên của trạm hình chữ X này là phòng năng lượng và nghiên cứu, dự kiến phóng lên quỹ đạo gần cực Trái Đất vào năm 2027. Đến năm 2030, nó sẽ ghép nối xong với 4 module chính, hai module khác phục vụ "mục đích đặc biệt" dự kiến được gắn thêm vào năm 2033. Roscosmos sẽ đưa những phi hành gia đầu tiên lên trạm vào năm 2028. Tuy nhiên, trạm cũng có thể hoạt động mà không cần phi hành đoàn.
Trạm ROSS sẽ quay quanh Trái Đất ở độ cao tương tự Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), cách Trái Đất khoảng 400 km, trong quỹ đạo gần cực, đồng bộ Mặt Trời. Quỹ đạo này đặc biệt hữu ích khi quan sát toàn bộ bề mặt hành tinh, theo Roscosmos. Chi phí cho trạm ước tính khoảng 7 tỷ USD.
Lịch trình xây dựng ROSS cũng phụ thuộc vào sự thành công của tên lửa đẩy hạng nặng thế hệ tiếp theo Angara A5. Tên lửa này đã có ba chuyến bay thử nghiệm lên quỹ đạo thành công kể từ năm 2014 và một chuyến bay thất bại một phần vào năm 2021.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp xây dựng ROSS, nhưng phần lớn công việc sẽ do con người thực hiện, theo Vladimir Kozhevnikov, nhà thiết kế chính cho ROSS. "Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ đang phát triển nhanh chóng. Chúng tôi sẽ sử dụng nó để hỗ trợ, nhưng về cơ bản, tất nhiên chúng tôi vẫn sử dụng bộ não của mình", Kozhevnikov nói.
Một nhà thiết kế chính khác, Vladimir Solovyov từ công ty tên lửa vũ trụ Energia, cho biết ROSS sẽ có những mục tiêu "khác thường". "Chúng tôi sẽ đặt ra những mục tiêu hoàn toàn mới, hoàn toàn khác thường với các tàu vũ trụ của Nga và nước khác, ví dụ như cung cấp chỉ dẫn cho một đội vệ tinh trực tiếp từ trạm", Solovyov nói. Đội vệ tinh này sẽ bay gần trạm vũ trụ.
Nga là thành viên chính của ISS kể từ khi trạm vũ trụ này phóng lên không gian cùng với NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA). Trạm ISS dự kiến nghỉ hưu vào khoảng năm 2030, nhưng Nga có thể rút khỏi trạm sớm hơn vài năm. Với trạm vũ trụ mới, Nga đang cân nhắc hợp tác với Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và một số quốc gia châu Phi khác.
Thu Thảo (Theo Space)
Ngành y tế TP HCM đặt hàng nhà khoa học, doanh nghiệp nghiên cứu khung bệnh án điện tử dùng chung làm cơ sở triển khai tại nhiều bệnh viện.
Quyết định của Boeing chọn Malaysia làm địa điểm tổ chức Diễn đàn Chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ cho thấy tầm quan trọng chiến lược của quốc gia này trong triển vọng hàng không vũ trụ toàn cầu.
Từ xa xưa đã có nhiều cuộc chiến tranh để mở mang lãnh thổ hay bảo vệ đất nước, nhiều loại vũ khí đã được chế tạo ra. Một trong số những thứ không thể thiếu được trang bị cho các binh linh khi ra trận chính là chiếc mũ giáp. Chiếc mũ giáp này hoàn toàn khác với mũ thời hiện đại. Trên đỉnh mũ giáp sẽ có một phần mũi nhọn nhô lên. Vậy tác dụng của mũi nhọn này là gì? Nó chỉ là vật trang trí hay có công dụng đặc biệt gì? Là vũ khí dự phòng Thời...
Công an Bắc Ninh vừa công bố danh sách phạt nguội từ 26.8.2024 đến 1.9.2024, trong số 820 xe có nhiều xe máy.
“Nhiều người có ý định thuê xe tự lái vào các dịp lễ tết chủ yếu để phục vụ nhu cầu di chuyển của gia đình. Nhưng tôi cho đó là quyết định liều mạng và thiếu sáng suốt”, một độc giả chia sẻ.
Các cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương trong lúc tuần tra phát hiện con sơn dương quý hiếm mắc bẫy của thợ săn đã phối hợp giải cứu.
Các nhà nghiên cứu ở Namibia đã phát hiện ra hóa thạch của một sinh vật đầm lầy khổng lồ đã tuyệt chủng có hộp sọ hình bồn cầu có khả năng bẫy mồi tuyệt hảo.
Công ty Obayashi Corporation muốn xây dựng thang máy vũ trụ sử dụng xe leo di chuyển dọc dây nối với Trái Đất để chở người và hàng hóa lên quỹ đạo và hành tinh khác.
TPHCM – Sở Gia thông Vận tải (GTVT) TPHCM cho biết gần 46% thí sinh dự thi sát hạch lái xe ôtô bị trượt do áp dụng thêm nội dung trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.