Những dấu lặng miền sơn cước - kỳ 2: Một huyện có 200 trẻ không cha

07:20 12/10/2023

TP - Theo số liệu điều tra từ Phòng tư pháp huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cung cấp, trong năm 2022 và quý I/2023, trên toàn huyện có 201 trường hợp trẻ em đăng ký giấy khai sinh đều không xác định được cha. Nguyên nhân chủ yếu do các bạn trẻ bỏ học, yêu sớm và quan hệ trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn.

Chuyện buồn ở Bockabang

Những ngày cuối tháng 9, chúng tôi vượt chặng đường dài 44km từ TP.Đà Lạt đến xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng dưới thời tiết mưa lạnh do áp thấp nhiệt đới. Chúng tôi ghé thăm Bockabang, thôn đặc biệt khó khăn tại xã Tu Tra. Được nhà nước quan tâm đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cũng có sự thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, ở đây vẫn phải chứng kiến những hệ lụy đáng buồn từ vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tồn tại trong cộng đồng, dòng họ.

Đi theo người dẫn đường cũng là trưởng thôn Bockabang - ông Ha Sách, chúng tôi đến nhà ông Ha My (45 tuổi), dân tộc K’ho. Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh người đàn ông lam lũ đang hí hoáy dưới ruộng lúa. Dù mệt nhưng ông vẫn chào đón khách đến chơi với nụ cười niềm nở trên môi. Ông Ha My và vợ sống cùng cháu trai tên KaSá Sangu (gần 3 tuổi) trong ngôi nhà nhỏ cuối thôn. Được biết, con gái ông là Ra Kh (SN 2003) hiện đang tha hương kiếm sống vì trót lỡ có con với người con trai cùng huyết thống.

Tiền Phong Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để lại những hệ lụy lâu dài cho gia đình và xã hội (Ảnh minh họa) 1

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để lại những hệ lụy lâu dài cho gia đình và xã hội

(Ảnh minh họa)

“Trước đây, con gái đi làm xa, quen biết và yêu đương với bạn trai, tức cha của Sangu bây giờ. Dù biết lấy người cùng họ hàng là điều sai trái, nhưng hai đứa vẫn kiên quyết bỏ trốn, thuê nhà trọ sống cùng nhau, mặc cho cộng đồng và dòng họ không chấp thuận, ngăn cấm”, ông Ha My thở dài.

Sự việc xảy ra khiến gia đình ông rất buồn lòng. Năm 17 tuổi, con gái Ra Kh có bầu rồi sinh ra Sangu. Do chưa đủ tuổi nên cả hai không làm được giấy đăng ký kết hôn. Sống chung một thời gian, hai người bỏ nhau. Con gái vốn chịu khó, không muốn cha mẹ lo lắng thêm nên gửi con ở đây, ngày ngày đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền trang trải cuộc sống nuôi con. Điều đáng buồn nhất là cha của Sangu, do không chịu được áp lực từ phía dòng họ, gia đình đã bỏ rơi, cắt đứt liên lạc với vợ con hơn 2 năm nay”, ông Ha My rầu rĩ.

Tương tự, bà Ma Dâu (62 tuổi, người dân tộc K’ho, trú thôn Kambutte, xã Tu Tra) là trường hợp sinh con ngoài giá thú mà chúng tôi vô tình được gặp. Trong cuộc nói chuyện, thoạt đầu người phụ nữ lớn tuổi né tránh kể về mình, nhưng sau đó Ma Dâu cũng dần cởi mở.

Theo bà Lê Thị Hồng Nhung, Phó Chủ tịch UBND xã Tu Tra, xã đã tích cực, chủ động đẩy mạnh việc tuyên truyền chị em phụ nữ, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiểu biết về tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, phát thông tin trên loa, đài, nhiều kênh khác nhau về những hệ lụy, hậu quả của vấn nạn trên.

Theo bà Ma Dâu, năm 41 tuổi, bà có bầu với một người đàn ông dân tộc Ch’rao, sinh con gái đặt tên là MaK. Thế nhưng, cha của MaK lại không nhận con. Vừa xấu hổ vì bị người trong làng dị nghị, vừa buồn vì gặp phải một người đàn ông tệ bạc, Ma Dâu chỉ biết lủi thủi, trốn trong nhà.

“Cuộc sống làm mẹ đơn thân vất vả lắm, hằng ngày đi chăn bò để kiếm tiền mua gạo, mua đồ ăn... nuôi MaK. Do không đủ tiền cho con đi học, tôi dẫn MaK đi chăn bò theo”. Ma Dâu đưa mắt nhìn xa xăm, như đang mường tượng về tương lai mù mịt của con gái.

Báo động

Theo thống kê của UBND huyện Đơn Dương, xã Tu Tra nơi có khoảng 15.000 nhân khẩu, hơn 2/3 dân số trong đó là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như K’ho, Churu, Cill,...cùng sinh sống. Điển hình như thôn Bockabang luẩn quẩn trong vòng đói nghèo, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra đáng lo ngại.

Tiền Phong Những đứa trẻ sinh ra từ nạn tảo hôn ở vùng sâu, xa sẽ khó tiếp cận các chính sách an sinh xã hội (Ảnh minh họa) 1

Những đứa trẻ sinh ra từ nạn tảo hôn ở vùng sâu, xa sẽ khó tiếp cận các chính sách an sinh xã hội (Ảnh minh họa)

Theo số liệu điều tra từ Phòng Tư pháp huyện Đơn Dương cung cấp, trong năm 2022 và quý I/2023, trên toàn huyện có 201 trường hợp trẻ em đăng ký giấy khai sinh đều không xác định được cha. Riêng xã Tu Tra, có 44 trường hợp.

Trước thực trạng đáng báo động này, tháng 5/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã lập đoàn thanh tra, yêu cầu Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Đơn Dương rà soát, báo cáo số liệu, lý do để có hướng xử lý.

Lý giải về thực trạng trên, bà Lê Thị Hồng Nhung, Phó Chủ tịch UBND xã Tu Tra cho biết, xã có 14 thôn, trong đó, người đồng bào dân tộc thiểu số ở 7 thôn chiếm 58%. Những trường hợp trẻ nhỏ không xác định được cha đa số nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo bà Nhung, có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng liên quan vấn nạn tảo hôn tại địa bàn là nhức nhối nhất.

Theo báo cáo 170/BC-UBND ngày 12/5/2023 của UBND huyện Đơn Dương gửi Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, từ 1/1/2022 đến 31/12/2022, huyện này đăng ký khai sinh cho 1.784 trẻ em. Trong đó, có 160 trường hợp chưa xác định được cha cho con. Lý do: Trẻ em đăng ký khai sinh ngoài giá thú và chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn.

Từ 1/1/2023 đến 30/4/2023, huyện Đơn Dương đăng ký khai sinh cho 661 trường hợp. Trong đó, 41 trường hợp chưa xác định được cha cho con. Lý do, trẻ em đăng ký khai sinh ngoài giá thú.

Còn ông Ha Sách (SN 1965), trưởng thôn Bockabang cho biết, tình trạng các cô gái trong thôn sinh con ra không có cha vì nhiều lý do. Thứ nhất, lấy nhau khi chưa đủ tuổi nên không làm được giấy đăng ký kết hôn nên nhờ cha mẹ, ông bà đi đăng ký giúp. Thứ hai, nhiều cô gái đi làm xa, trót lỡ có bầu rồi về thôn nuôi con một mình... “Thời gian qua, chính quyền địa phương cũng đã tích cực tuyên truyền, đến tận nhà vận động cho bà con hiểu, thực hiện, chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp không mong muốn vẫn xảy ra”, ông Ha Sách cho biết.

Tiếp nhận chăm sóc thai sản từ các trường hợp tảo hôn, anh Nguyễn Mai Quân, phụ trách Trạm y tế xã Tu Tra cho hay, trong năm 2022 và quý I/2023, trên địa bàn có 3 trường hợp tảo hôn được phát hiện và báo cáo. Theo anh Quân, nguyên nhân chủ yếu do các bạn trẻ bỏ học, yêu sớm và quan hệ trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn. Những đối tượng này đều ở lứa tuổi 15, 16 và hầu hết cuộc sống thường lâm vào cảnh khó khăn do chưa có kiến thức và hiểu biết để tự lo cho cuộc sống gia đình. Những bi kịch hôn nhân sau đó là nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ ra đời không có cha.(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm
Cần có sự khách quan và bình tâm trong phản biện về giáo dục

Cần có sự khách quan và bình tâm trong phản biện về giáo dục

17:50 09/10/2023

Năm học mới 2023-2024 chỉ vừa bắt đầu một tháng, nhưng liên tiếp hàng loạt chuyện buồn giáo dục xảy ra trên khắp cả nước, ở nhiều bậc học, được truyền thông và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

ASEAN có một năm 2023 thành công với nhiều dấu ấn nổi bật

ASEAN có một năm 2023 thành công với nhiều dấu ấn nổi bật

23:20 27/12/2023

Ngày 27/12, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chủ trì cuộc họp liên ngành tổng kết hợp tác ASEAN, sự tham gia của Việt Nam trong năm 2023 và phương hướng năm 2024.

Thấy chốt CSGT, hàng chục người khiêng xe qua lươn, tháo chạy ngược chiều trên đường cấm

Thấy chốt CSGT, hàng chục người khiêng xe qua lươn, tháo chạy ngược chiều trên đường cấm

11:20 24/04/2024

Nhiều người đi xe đạp đã quay đầu chạy ngược chiều trên đường cấm, khiêng xe qua con lươn,... để né chốt CSGT trong rạng sáng ngày 25/4 trên đường Phạm Văn Đồng.

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia tiết lộ lý do bị đám cò mồi ở các trại tạm giam tố cáo

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia tiết lộ lý do bị đám cò mồi ở các trại tạm giam tố cáo

10:40 19/07/2023

Ông Trần Việt Thái cho rằng, do bị “đạp đổ nồi cơm”, các môi giới tại trại tạm giam ở Malaysia đã làm đơn tố cáo sai phạm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán.

Quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật trong Quân đội

Quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật trong Quân đội

23:00 30/12/2023

Thông tư 143/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật trong Quân đội .

Bản tin Hình sự: Đoạt mạng bạn vì mượn tiền không trả còn đi nói xấu mình khắp nơi

Bản tin Hình sự: Đoạt mạng bạn vì mượn tiền không trả còn đi nói xấu mình khắp nơi

20:40 22/07/2023

TIN NÓNG ngày 22/7: Sập bẫy nhận quà qua facebook, một phụ nữ bị lừa hơn 2 tỷ đồng; Phó hiệu trưởng trường bán trú ở Hà Giang bị bắt vì buôn ma túy; Đoạt mạng bạn vì tội mượn tiền không trả còn đi nói xấu mình khắp nơi...

Cặp đôi liên quan vụ bé trai nghi bị ép hút ma túy, đang lẩn trốn tại miền Tây

Cặp đôi liên quan vụ bé trai nghi bị ép hút ma túy, đang lẩn trốn tại miền Tây

14:00 26/03/2023

Cơ quan công an đang truy tìm người tình cùng mẹ ruột của bé trai 3 tuổi nghi bị bạo hành, ép hút ma túy đá để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật và bước đầu đã xác định được 2 đối tượng này đang lẩn trốn ở miền Tây.

Điện thăm hỏi về thiệt hại do mưa bão tại Trung Quốc

Điện thăm hỏi về thiệt hại do mưa bão tại Trung Quốc

15:30 02/08/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường về tình hình mưa bão, nước lũ dâng cao, gây tổn thất lớn về người và tài sản tại một số địa phương của Trung Quốc

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: ‘Căn bệnh’ mạn tính cần chữa trị nhanh chóng

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: ‘Căn bệnh’ mạn tính cần chữa trị nhanh chóng

21:40 10/11/2023

Ùn tắc giao thông vẫn đang là vấn nạn ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, nơi có dân số đông thứ hai cả nước. Hà Nội cần có biện pháp gì để giải quyết ‘căn bệnh' này?

Co loi xay ra
Co loi xay ra