TPO - Ông Trần Việt Thái cho rằng, do bị “đạp đổ nồi cơm”, các môi giới tại trại tạm giam ở Malaysia đã làm đơn tố cáo sai phạm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán.
Không có động cơ thu nhiều để "chia chác"?
Sáng 19/7, bị cáo Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) được phép bổ sung phần bào chữa của luật sư.
Trong phần trình bày của mình, ông Thái khẳng định sẵn sàng bồi bồi thường nếu cơ quan tiến hành tố tụng xác định sai phạm của ông gây thiệt hại. “Bản thân tôi đã nộp vào 5 tỷ đồng, xin quý tòa ghi nhận giúp, chúng tôi không phản bác cáo trạng”, ông Trần Việt Thái nói.
Theo ông Thái việc thu kinh phí dự phòng đối với người dân và các tù nhân tại Malaysia là bất khả kháng nhằm đề phòng các tình huống có thể xảy ra. Đại sứ quán hoàn toàn không có động cơ thu nhiều để "chia chác".
Viện kiểm sát quy kết ông Thái và các thuộc cấp đã thu 44,6 tỷ đồng, nhưng chi phí chỉ hết 33 tỷ đồng. Số dư hơn 11 tỷ đồng còn lại, ông Thái và cấp dưới giữ 5 tỷ đồng và chia nhau, ông Thái hưởng lợi 580 triệu đồng.
Tại Malaysia có 4 trại chờ dành cho các tù nhân, thời điểm dịch diễn biến phức tạp, ông Thái đã cử nhân viên đi khảo sát. Khi trở về, nhân viên báo cáo lại “tình hình môi giới trong các trại vô cùng phức tạp”.
“Đối với các trại nữ, môi giới vào đưa thuốc lắc, ma túy vào ép sử dụng, có dấu hiệu làm dụng, bóc lột tình dục. Tôi là Đại sứ mới sang, rất bức xúc và nói lại với chị Ngọc Anh nhân viên rằng 'như vậy là rất nghiêm trọng'. Đối với trại nam, môi giới tên Quách Văn Mừng, Nguyễn Tuấn Anh, vào các trại cấu kết với người bản địa thu phí rất cao”, ông Thái nói.
Theo ông Thái chính vì Đại sứ quán ngăn chặn hành vi “môi giới” thu tiền nên đối tượng Quách Văn Mừng đã viết đơn tố cáo cá nhân ông và các nhân viên.
Về lý do không sử dụng tài khoản Đại sứ quán mà sử dụng tài khoản ngân hàng cá nhân, ông Thái giải thích theo Luật kế toán, các ông không được phép sử dụng tài khoản ngân hàng của Đại sứ quán. Trong khi đó, tiền kinh phí giải ngân ở Đại sứ quán thường rất chậm trong khi các chuyến bay thường diễn ra nhanh, chỉ 5 – 7 ngày.
Thu tiền là bắt buộc
Trước tình thế khó khăn, sau khi nghe nhân viên Ngọc Anh đi khảo sát trại về báo cáo có một người bạn gốc Champa, có thể nhờ giúp chuyển khoản. "Ban đầu anh này đặt vấn đề bồi dưỡng, tôi nói lại với anh ấy rằng bây giờ Đại sứ quán không có kinh phí, anh sẽ có cách khác trả cho em, sau đó, anh ấy đồng ý hỗ trợ việc nhận và quyết toán tiền", ông Thái trình bày.
Đối với việc đưa công dân và người mãn hạn tù về nước, ông Thái cho rằng, sau khi bị gây sức ép, phía Đại sứ quán đã liên hệ về Cục Lãnh sự, song nhận được câu trả lời "trong nước hiện chưa có phương án cách ly", buộc phải đưa họ về theo các nhóm nhỏ. Đây là nguyên nhân khiến việc đưa người về kéo dài nhiều tháng.
Quá trình đưa công dân về nước, riêng nhóm tù nhân có 8 chuyến, việc Đại sứ quán can thiệp đưa họ về là nguyên nhân khiến các “môi giới” gửi những lá đơn tố cáo.
Tiền Phong Bị cáo Trần Việt Thái. 1 |
Bị cáo Trần Việt Thái. |
“Thưa quý tòa, trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, chúng tôi gặp khăn khi phải thực thi công vụ theo quy định pháp luật Việt Nam tại Malaysia….Khi vào các trại chờ nếu chỉ thu tiền hộ chiếu và hướng dẫn tù nhân liên hệ với các đại lý máy bay thì họ cũng không thể về được, bởi còn tiền kinh phí cách ly, còn bồi dưỡng cán bộ các trại chờ của Malaysia”, ông Thái nói và khẳng định việc thu tiền của họ là bắt buộc vì Đại sứ quán không còn cách nào khác.
Cuối bào chữa, ông Thái mong HĐXX xem xét lại hoàn cảnh ông cũng như các thuộc cấp để đưa ra phán quyết nhẹ nhàng hơn.
Trong cáo trạng, bị cáo Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) cùng 3 thuộc cấp bị cáo buộc phạm tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Viện kiểm sát cáo buộc, từ tháng 5/2020 - 1/2022, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tổ chức 8 chuyến bay giải cứu, đưa 1.891 người chấp hành xong án phạt tù ở 19 trại chờ về nước.
Để được về, mỗi người mãn hạn tù phải đóng cho đại sứ quán 20,3 triệu đồng/người; người không có hộ chiếu đóng 25 triệu và người ở đảo xa phải bay về thủ đô Kuala Lumpur phải nộp từ 30 - 35 triệu đồng.
Đối với khoản cấp hộ chiếu, các bị cáo thu hơn 4,6 triệu đồng/cuốn nhưng chỉ nộp về ngân sách 1,6 triệu đồng/cuốn.
Viện kiểm sát quy kết ông Thái và các thuộc cấp đã thu 44,6 tỷ đồng của số người kể trên nhưng chi phí chỉ hết 33 tỷ đồng. Số dư hơn 11 tỷ đồng còn lại, ông Thái và cấp dưới giữ 5 tỷ đồng và chia nhau, ông Thái hưởng lợi 580 triệu đồng.
TAND tỉnh Hậu Giang tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với bị cáo Nguyễn Việt Triều, cựu cán bộ công an, bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiều 11/8, trả lời PV VTC News ông Nguyễn Ngọc Tú - Cục trưởng Cục thuế tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi tiếp nhận thông báo của cơ quan công an về việc cán bộ lái xe gây tai nạn chết người, Cục thuế tỉnh Quảng Trị ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối ông Hoàng Công Thành - Phó trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ - Dự Toán – Pháp chế (Cục thuế tỉnh Quảng Trị). Theo quyết định của Cục thuế Quảng Trị, ông Hoàng Công Thành bị tạm đình chỉ công việc...
Theo chủ ngôi nhà và người dân sinh sống xung quanh, thời điểm xảy ra hỏa hoạn tại ngôi nhà 3 tầng trên ngõ Trại Cá (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có khoảng 6 người và đã kịp thoát ra ngoài. Tuy nhiên, vụ cháy thiêu rụi đồ đạc bên trong phòng ngủ tầng 2.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có Thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Chủ tịch nước.
Giữa áp lực thời gian và nỗi lo an toàn, nhiều phụ huynh đứng trước lựa chọn khó khăn: giao xe máy cho con đi học hay tiếp tục vất vả đưa đón?
Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM và Bình Phước đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt.
Ngày 2/10, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, Đà Nẵng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Kangzin (trụ sở chính tại số 6, đường Hoa Đào, phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), địa điểm kinh doanh thẩm mỹ Kangzin số 368, đường Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, Đà Nẵng do ông Ngô Tuấn Hiệp làm giám đốc. Công ty TNHH MTV Kangzin vi phạm các quy định gồm: Không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy...
Video: Mía cháy bất thường, nông dân thiệt hại nặng nề Theo thống kê của UBND tỉnh Gia Lai, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra hơn 100 vụ cháy lớn, nhỏ, gây thiệt hại hơn 315 ha mía, tăng gấp 5 lần so với vụ mía năm 2022. Trong đó, các huyện bị cháy mía nhiều nhất gồm: Phú Thiện (180 ha), Kông Chro (51,3 ha), Chư Sê (27 ha), Ia Pa (24,4 ha)… Theo đánh giá của địa phương, tình trạng mía cháy như hiện nay có dấu hiệu bất thường hơn so với mọi...
Ngay sau khi nhận tin báo của địa phương, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các lực lượng khẩn trương thực hiện phương châm '4 tại chỗ,' di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm