Những dấu ấn trong sự nghiệp Giáo sư Võ Tòng Xuân

14:30 19/08/2024

Giáo sư Võ Tòng Xuân có hơn 60 năm gắn bó với ngành nông nghiệp với nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu và phổ biến giống lúa năng suất cao, kháng bệnh tốt.

Ông Võ Tòng Xuân sinh năm 1940 tại An Giang. Ông qua đời lúc hơn 7h ngày 19/8 tại một bệnh viện ở TP HCM. Ông được biết đến là chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu về nông nghiệp. Dưới đây là một số thành tựu nổi bật của ông:

Nghiên cứu và phát triển giống lúa: Giáo sư Võ Tòng Xuân được xem là "cha đẻ" của nhiều giống lúa ngon của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ông là người có nhiều đóng góp phổ biến các giống Thần Nông, IR36, IR33, IR64, MTL30 phổ biến khắp các tỉnh miền Tây.

Ông trở thành nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng VinFuture năm 2023 với đóng góp trong việc phổ biến giống IR36 trên khắp các vùng thường xuyên bị sâu bệnh tấn công ở Đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với nông dân để áp dụng các kỹ thuật cấy ghép tiên tiến. Trong dịp nhận giải ông chia sẻ: "Muốn làm sao để người nông dân Việt Nam giàu hơn. Đi nước này nước kia, tôi thấy sao người nông dân người ta giàu quá vậy, mà người nông dân nước mình tại sao lại nghèo thế. Cần làm sao để người nông dân trồng lúa Việt Nam có thu nhập cao lên. Từ đó tôi xác định mục tiêu để học, nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề". Những giống lúa ông tạo ra cũng với mục tiêu chi phí giảm, ít sâu bệnh, năng suất cao và người dân có thể yên tâm gắn bó với đồng ruộng.

GS. TS Võ Tòng Xuân (phải) và Giáo sư Gurdev Singh Khush trong ngày nhận giải thưởng VinFuture năm 2023. Ảnh: Giang Huy

Phát triển các giống lúa thơm, chất lượng cao: Ông đã tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các giống lúa thơm. Trong đó có thể kể đến giống lúa ST 24, ST 25 mà "cha đẻ" các giống lúa này chính là kỹ sư Hồ Quang Cua - học trò của GS Võ Tòng Xuân.

Giải quyết vấn đề đất phèn: Ông đã có những nghiên cứu sâu rộng về việc sử dụng đất phèn. Trong số này có thể kể đến nghiên cứu sử dụng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện từ 1980 - 1992. Nghiên cứu góp phần đưa ra các giải pháp hiệu quả để cải tạo đất phèn, nâng cao năng suất cây trồng. Ông cũng có nhiều nghiên cứu hệ thống canh tác chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ năm 1990.

Đào tạo nhân tài: Từng chia sẻ với VnExpress khi ra Hà Nội nhận giải năm 2023, ông cho biết năm 1976, một năm sau khi lấy bằng "bác sĩ nông học" ở Nhật Bản (tương đương với tiến sĩ), ông về nước với mong muốn đào tạo đội ngũ kỹ sư nông nghiệp tại trường Đại học Cần Thơ. Kết quả, đã có hàng nghìn sinh viên được ông truyền kiến thức.

GS.TS Nguyễn Thị Lang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, GS Xuân rất chú trọng đào tạo thế hệ trẻ kế cận. Khi ông còn làm Hiệu trưởng Đại học An Giang đã mời GS Lang xây dựng bộ môn công nghệ sinh học cho trường. "Thầy bảo ở lại trong nước ít tiền hơn nhưng hãy ráng sức vì Việt Nam", bà nhớ mãi. Đó là lý do bà giữ lời hứa về xây dựng bộ môn công nghệ sinh học cho đại học An Giang trong 5 năm.

Hỗ trợ nông nghiệp các nước: Giáo sư Võ Tòng Xuân đã tích cực tham gia các dự án hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong việc phát triển nông nghiệp.

GS.TS Nguyễn Thị Lang, kể, có thời điểm khi ở bên Tây Phi, ông gọi điện cho GS Lang nhờ giúp tạo một số giống lúa đưa qua Tây Phi để giúp đỡ người dân. Bà đã gửi 10 giống lúa của Việt Nam sang và hiện phát triển mạnh. "Khi tôi đi dự hội nghị quốc tế, nhiều nhà khoa học nước ngoài đều hỏi tôi có biết thầy Xuân không", bà nói danh tiếng của GS Xuân lan tỏa ra quốc tế và rất được trân trọng.

Nhóm Phóng viên

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Toà án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Toà án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

06:20 27/03/2024

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Cảnh báo nhật thực toàn phần ngày 8/4 có thể gây ra nhiều vụ tai nạn xe hơi chết người

Cảnh báo nhật thực toàn phần ngày 8/4 có thể gây ra nhiều vụ tai nạn xe hơi chết người

06:50 27/03/2024

Một phân tích về các vụ tai nạn ô tô trong thời gian nhật thực năm 2017 ở Mỹ cho thấy nhật thực tháng 4 sắp tới cũng có thể đi kèm với sự gia tăng các vụ tai nạn chết người.

VNDirect bị tin tặc tấn công: Chuyên gia an ninh mạng nói gì?

VNDirect bị tin tặc tấn công: Chuyên gia an ninh mạng nói gì?

06:50 27/03/2024

TP - Dưới góc nhìn chuyên gia an ninh mạng, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ Công ty CP An ninh mạng quốc gia NCS cho biết, việc VNDirect thông báo đang nỗ lực để vận hành lại hệ thống là tin rất tốt. Tuy nhiên, khôi phục dữ liệu và dịch vụ chỉ là bước đi đầu tiên.

Lý do Hà Nội đứng đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Lý do Hà Nội đứng đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương

06:20 13/03/2024

Chiều 12-3, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo công bố kết quả triển khai bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2023.

Trung Quốc phóng tên lửa đẩy thế hệ mới, đưa vệ tinh vào quỹ đạo

Trung Quốc phóng tên lửa đẩy thế hệ mới, đưa vệ tinh vào quỹ đạo

06:00 03/04/2023

Chuyến bay của vệ tinh sẽ xác minh chương trình tổng thể của tên lửa và sự phối hợp giữa các hệ thống, đồng thời thu thập các thông số của môi trường bay.

Tiến sĩ người Việt làm cảm biến phát hiện khí amoniac trong hơi thở

Tiến sĩ người Việt làm cảm biến phát hiện khí amoniac trong hơi thở

08:30 07/02/2024

TS Nguyễn Chung cùng các cộng sự tại Australia đã phát triển thành công cảm biến siêu nhỏ có khả năng phát hiện khí amoniac trong hơi thở, cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.

Hà Tĩnh: Đi câu cá phát hiện chim diều hoa Miến Điện quý hiếm

Hà Tĩnh: Đi câu cá phát hiện chim diều hoa Miến Điện quý hiếm

19:30 04/06/2024

Một người dân ở Hà Tĩnh phát hiện cá thể chim diều hoa Miến Điện thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm khi đang đi câu.

Ra mắt Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Ra mắt Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

13:30 15/05/2024

Bảo tàng đa dạng sinh học có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, trưng bày, xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu, tư liệu, mẫu vật về tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh; phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học.

Lưu ý về quản lý ôtô công ở cấp huyện

Lưu ý về quản lý ôtô công ở cấp huyện

09:10 07/02/2024

Theo quy định của pháp luật, chủ tịch UBND huyện sẽ không được dùng ôtô công đưa đón đi làm hàng ngày. Ngoài ra pháp luật có quy định chi...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới