Chiều 12-3, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo công bố kết quả triển khai bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2023.
Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2023 được coi là bức tranh về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Phát biểu tại chương trình, ông Huỳnh Thành Đạt - bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - cho biết từ đầu năm 2023, Chính phủ giao nhiệm vụ Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các địa phương triển khai bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) phạm vi toàn quốc.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm hằng năm để góp phần cải thiện năng lực, kết quả đổi mới sáng tạo địa phương nói riêng và đổi mới sáng tạo cấp Quốc gia nói chung; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
"Bộ Khoa học và Công nghệ tin rằng đây là một tài liệu hữu ích, cung cấp các cái căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, các cá nhân trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong việc xây dựng và thực thi các chính sách để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở địa phương dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng tin tưởng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà đầu tư về môi trường đầu tư và điều kiện nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các địa phương", ông Đạt nói.
Theo kết quả công bố, top 10 địa phương đạt chỉ số PII cao nhất cả nước lần lượt là Hà Nội 62.86 điểm, TP.HCM 55.85 điểm, Hải Phòng 52.32 điểm, Đà Nẵng 50.70 điểm, Cần Thơ 49.66 điểm, Bắc Ninh 49.20 điểm, Bà Rịa - Vũng Tàu 49.18 điểm, Bình Dương 48.64 điểm, Quảng Ninh 48.03 điểm, Thái Nguyên 47.75 điểm.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã công bố Top địa phương đạt chỉ số PII cao theo vùng kinh tế - xã hội.
Trong đó, Thái Nguyên dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Hà Nội dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Hồng, Đà Nẵng dẫn đầu Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Lâm Đồng dẫn đầu Tây Nguyên; TP.HCM dẫn đầu Đông Nam Bộ; Cần Thơ dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long.
Lý giải việc Hà Nội là địa phương có PII cao nhất cả nước năm 2023, ông Hoàng Minh - thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ - cho biết trong 52 chỉ số, Hà Nội là địa phương dẫn đầu 14 chỉ số, sau đó mới tới TP.HCM và các địa phương khác.
"Hà Nội có những điểm mạnh và có điểm chưa mạnh, nhưng tổng thể lại Hà Nội là địa phương có các điểm cân bằng tốt nhất, có hệ sinh thái đổi mới sáng sáng tạo, hệ sinh thái kinh tế - xã hội dựa trên con người cân bằng nhất so với các địa phương khác. Vì vậy điểm trung bình của Hà Nội là điểm tốt nhất, 62.86.
Việc các địa phương có duy trì được thứ hạng của mình trong các năm tiếp theo hay không phụ thuộc vào sự cải thiện của các địa phương.
Nếu Hà Nội và các địa phương đang dẫn đầu mà không tiếp tục cải thiện cái môi trường, năng lực thì những địa phương khác cho dù nhỏ hơn và cải thiện tốt có thể thay đổi vị trí xếp hạng", ông Minh nói.
Ông Minh khẳng định mục đích của bộ chỉ số này không phải để so sánh giữa các địa phương, mà dùng để mô tả thực trạng của các địa phương, để các địa phương biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó có chính sách điều chỉnh theo định hướng phát triển.
Ông Vũ Văn Tích - giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo - cho biết bộ chỉ số PII là một số tổng hợp tích hợp nhiều chỉ số, như một công cụ để kiểm tra sức khỏe của nền kinh tế gắn với các cái hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
"Khung của chỉ số rất quan trọng, là thước đo sự phát triển của nền kinh tế, chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế gắn với lại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tôi nghĩ với bộ chỉ số này các địa phương cũng phải quan tâm đặc biệt quan tâm tới các sản phẩm khoa học, công nghệ của mình, xây dựng chiến lược phát triển của địa phương dựa vào chiến lược phát triển khoa học công nghệ", ông Tích nói.
Một loài mới vừa được phát hiện và chỉ ghi nhận ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị, vừa được các nhà thực vật học công bố trên tạp chí chuyên ngành Phytotaxa.
Chiếc xe con màu đen bị nổ lốp, mất lái tông thẳng vào đuôi xe khác ở làn dừng khẩn cấp cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa khởi động dự án “Tăng cường quản lý và tuân thủ thể chế tài nguyên nước nhằm giải quyết tình trạng suy giảm oxy hòa tan trong nước do chất dinh dưỡng và các chất ô nhiễm khác gây ra ở Vịnh Bắc Bộ”, nhằm cải thiện chất lượng nước tại khu vực này.
Luna-25 là tàu vũ trụ đầu tiên của Nga đi vào quỹ đạo Mặt Trăng kể từ năm 1976. Với kích thước gần bằng một chiếc ôtô nhỏ, Luna-25 sẽ hoạt động trong 1 năm ở cực Nam của Mặt Trăng
Trên đường đi làm, một người dân tại TT-Huế bất ngờ phát hiện cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm đi lạc nên mang về nhà nuôi. Lực lượng công an đã vận động người dân giao nộp để thả về môi trường tự nhiên.
Máy bay điện E9X chở được 90 hành khách, tầm hoạt động 805km, có thể cắt giảm tới 90% lượng khí thải.
Lohit YT, một chuyên gia về Sông và Đất ngập nước tại Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF), đang đi leo núi cùng bạn bè ở vùng Western Ghats của Mala, ở Karnataka, Ấn Độ thì bắt gặp loài ếch lưng vàng. Loài này có tên khoa học đầy đủ là Rao's Intermediate Golden. Rao's Intermediate Golden được đặt theo tên của người phát hiện ra nó, CR Narayan Rao, nhà bò sát học người Ấn Độ đã mô tả loài này vào năm 1937. Vào khoảng giờ ăn trưa, Lohit và những người...
Máy bay ném bom Beaufort được tìm thấy ở đáy biển Thái Bình Dương sau khi mất tích năm 1943 với phi hành đoàn 4 người.
Hiện nay xuất hiện nhiều vụ việc, trường hợp mạo danh, lập các kênh thông tin giả mạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến tuyển sinh, hạ điểm chuẩn... người dân cần hết sức cảnh giác.