Ngay sau khi nghe tin cầu Phong Châu sập, hai nhà xe đã hợp sức huy động 3 xe chở hàng trăm học sinh đi đường vòng 50km đến trường...
"Đường đi của các em đang từ vài km bỗng vọt lê gần 50km, các em không thể đi xe đạp điện quãng đường xa như thế. Nhiều phụ huynh đi làm công nhân theo ca cũng không thể đến đón con. Cũng là một phụ huynh, chúng tôi thấy cần phải góp chút sức nhỏ cho các em lúc này", anh Vũ, lái xe chở các em học sinh nói.
Khoảng 10h sáng 9-9, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập 2 nhịp, hiện vẫn chưa rõ thiệt hại về người và tài sản.
Đây cũng là cây cầu giúp hàng trăm học sinh tại huyện Lâm Thao sang huyện Tam Nông học tập tại các trường như THPT Tam Nông, THPT Hưng Hóa, THCS Nguyễn Quang Bích…
Sau khi cầu Phong Châu bị sập, các em không thể qua sông về nhà mà phải đi đường vòng, xa tới gần 50km.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 10-9 trên chuyến xe chở học sinh đi học, anh Phạm Quốc Vũ (32 tuổi, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) cho biết ngay sau nghe tin cầu Phong Châu bị sập, thấy học sinh huyện nhà khó có thể trở về sau khi tan học nên anh và một số anh em cùng nhau huy động được 3 chiếc xe khách (1 xe 45 chỗ và 2 xe 34 chỗ) để đi vòng gần 50km sang huyện Tam Nông đón các em học sinh.
Xe đưa đón học sinh miễn phí được dán băng rôn để học sinh dễ nhận diện - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Theo anh Vũ, trong buổi chiều đầu tiên 9-9, 3 xe đã đưa đón được hơn 100 học sinh. Đến sáng nay 10-9 đón được hơn 80 học sinh.
Để học sinh dễ nhận diện xe đưa đón miễn phí, anh Vũ và các cộng sự đã dán băng rôn trước xe, đồng thời thông báo trên các nhóm zalo, facebook về các cung đường đi, điểm đón học sinh.
"Sáng mai 5h xe xuất phát từ cầu Phong Châu di chuyển xuống khu 5 lúc 5h5, khu 6 và 7 lúc 5h10 rồi xuống dốc Lâm Cần vào Tứ Xá 5h15, Sơn Dương 5h20 rồi chạy ra đường đôi để chạy lên thị trấn Lâm Thao, sau đó lên cầu Ngọc Tháp. Các bậc phụ huynh nào có học sinh ở Tam Nông, Quang Bích, Hưng Hóa thì liên hệ nhà xe để thuận tiện đưa đón", thông báo đón học sinh sáng 10-9.
Hiện tại 3 chiếc xe đưa đón học sinh của nhóm anh Vũ chạy một ngày hai lượt đi và về, mỗi lượt gần 50km.
Anh Vũ cho biết vì đường đi lại khá xa nên tốn nhiều chi phí xăng dầu, do vậy khi đưa các em đến trường xong, nhóm anh gửi xe ở cổng trường, sau đó tìm chỗ mát ngồi chờ đến chiều đón các em về để tiết kiệm chi phí.
"Chúng tôi làm việc này cũng là vì con em trong làng, trong xã, hỗ trợ các cháu là chính, làm bằng cái tâm của mình. Mỗi khi các cháu xuống xe lại dặn dò 16h30 con tan học nhé, bác nhớ đón con, con cảm ơn bác, cảm ơn chú… tôi nghe thấy rất vui và hạnh phúc.
Chúng tôi sẽ duy trì đưa đón các cháu đến khi nào có cầu phao bắc qua sông, các cháu có thể di chuyển đảm bảo an toàn thì chúng tôi mới ngừng đưa đón", anh Vũ nói.
7h, khi những học sinh cuối cùng xuống xe, anh Vũ cùng hai người bạn lái xe của mình vội đi tìm chỗ ăn sáng, nghỉ ngơi rồi tiếp tục chờ đợi để chuyến xe chiều tiếp tục chở các em về nhà.
Là một phụ huynh ở huyện Tam Nông, chị Trang rất vui khi nghe tin có xe đưa đón học sinh sau khi cầu Phong Châu bị sập. "Tôi thấy trên nhóm bạn bè chia sẻ sẽ có xe đón các em tới trường thấy rất vui. Mừng cho các con được đưa đón an toàn, đặc biệt trong lúc mưa bão như vậy", chị Trang nói.
Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông. Cầu được xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380m, đưa vào sử dụng từ năm 1995, trọng tải 18 tấn. Cầu sập khiến việc di chuyển của người dân hai bên bờ gặp nhiều khó khăn.
Cho đến tối 9-9, cơ quan chức năng đã sơ bộ xác định có 8 người mất tích, 3 người bị thương đang điều trị tại bệnh viện trong vụ sập cầu.
Bà Trịnh (sống ở Vũ Hán, Trung Quốc) chìm trong đau buồn sau cái chết của đứa con trai duy nhất. Vợ chồng bà đều là bác sỹ và hy vọng đứa con trai mà họ nuôi dạy cẩn thận từ nhỏ cũng sẽ nối nghiệp mình. Nhưng vào năm cuối trung học, cậu con trai bị tai nạn ô tô và chết khi được đưa đến bệnh viện. Không được gặp con lần cuối, vợ chồng bà Trịnh suy sụp tinh thần. Người mẹ càng khó đối mặt với thực tế đau buồn này. Khi hỏa táng con trai, bà yêu cầu...
Rác ùn ứ đã nhiều năm qua, đặc biệt là mỗi khi thủy triều dâng lên, rác theo con nước tràn vào sông Châu Me Đông, sau đó không thoát ra được nên đọng lại và ngày càng nhiều lên.
Bạn đọc có email thanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, làm mất giấy phép vận chuyển hàng hóa về cháy nổ có thể bị xử phạt như thế nào?
Khi hai nhóm người dùng hung khí đánh nhau dưới chân đèo Hải Vân (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế), Hồ Thanh Pháp dùng khẩu súng hơi bắn 6 phát nhằm vào nhóm đối phương làm 2 người gục xuống tại chỗ, sau đó thì tử vong.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản yêu cầu UBND huyện Cô Tô tăng cường công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và thực hiện việc tách thửa đất bảo đảm đúng quy định của pháp luật để không hạn chế quyền tự do cơ bản của công dân.
Người điều khiển xe máy chở theo 2 người lớn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? A 100.000 - 200.000 đồng B 200.000 - 300.000 đồng C 300.000 - 400.000 đồng Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019 của Chính phủ được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021 của Chính phủ, phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe...
Những ngày qua, cư dân tại tòa B của chung cư Osaka Complex (phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai) phải sống trong cảnh rác thải ngập ngụa, chất thành đống ở sảnh tòa nhà, bốc mùi hôi thối. Vậy lý do vì sao?
Vào khoảng 4h sáng 9/9 tại xóm Lũng Nọi, xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng xảy ra vụ sạt lở đất kinh hoàng từ đồi núi cao xuống nhà dân, khiến một người chết, 3 người bị thương và khoảng 20 người mất tích.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, trong trường hợp cần thiết thì đề xuất xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.