TP - Ở làng chài Đông Tác này, mỗi khi có đại nạn người ta lại nhớ đến chuyện buồn thời xưa của hai anh em ngư dân tên Khoai và tên Củ, cùng nằm lại biển khơi. Những ngày này, làng đang để tang 5 ngư dân trẻ vừa mất tích trên biển, nỗi thương tiếc lại chất ngất như mây giăng ngọn núi Chóp Chài.
Biền biệt chia ly
Chiều cuối tuần, 14/1/2024, đứng cạnh làng chài nằm sát cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, chị Oanh nhìn về phía cửa biển Đà Diễn, trước mặt là ngọn núi Chóp Chài giống như con rùa. Chị nhắc chuyện chỗ này năm 2018 là nơi đứng chụp ảnh đám cưới, nhưng bây giờ lại là nơi khóc chồng. Chồng chị là thuyền trưởng Huỳnh Đức Lợi, 29 tuổi. Anh cùng 4 ngư dân khác biền biệt tin tức sau cú điện thoại cuối cùng vào đêm 22/12/2023 thông báo về việc tàu có thể đã đâm phải vật lạ, nước tràn vào khoang, sau đó mất liên lạc.
Cùng nỗi niềm đợi chờ con cháu trong tuyệt vọng là cụ Mai Chín, 86 tuổi. Cụ Chín thở dài nói về cuộc sống đời nay đã khác xưa rất nhiều. Thời của hơn 80 năm về trước, những ngày giáp Tết Nguyên đán thì đâu còn đi làm biển, vì toàn bộ ngư dân làng chài đã kéo ghe lên bãi, phơi lưới gai cho khô ráo và mang vào chòi bảo quản. Không ai ra lệnh cho làng chài nghỉ, mọi người răm rắp làm theo 2 câu thơ: “Đi đâu đi đó thì đi/Mùng 10 tháng 8 (âm lịch) thì quay trở về”.
Thời của cụ Mai Chín, ngư dân ở làng chài gác chèo, kéo ghe lên bờ vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch. Ông bà “xưa bày, nay làm”, phải nghỉ biển để an toàn, vì mùa đông ra gặp giông gió. Việc nghỉ đông còn có ý nghĩa là giúp cho các loại thủy sản có thời gian sinh sản trở lại. Còn ngày nay, con cháu của cụ lên tàu bám biển quanh năm, tàu hiện đại, chi phí lớn cùng với nhu cầu cuộc sống nên làm biển không nghỉ, ngày Tết cũng là dịp rầm rộ bám biển.
Tiền Phong Lão ngư dân Huỳnh Văn Thắng, cha ngư dân thuyền trưởng Huỳnh Đức Lợi vừa mất tích trên biển. Phía sau là hòn Chóp Chài - Ảnh: Văn Chương 1 |
Lão ngư dân Huỳnh Văn Thắng, cha ngư dân thuyền trưởng Huỳnh Đức Lợi vừa mất tích trên biển. Phía sau là hòn Chóp Chài - Ảnh: Văn Chương |
Lão ngư dân Huỳnh Văn Thắng, 61 tuổi, cha chồng của chị Oanh đứng gần đó, môi bặm lại và nước mắt cứ chảy dài. Ngư dân Huỳnh Đức Lợi, thuyền trưởng trên chiếc tàu đánh cá bị mất tích là con trai duy nhất của ông Thắng. Khóc đã cạn khô nước mắt giờ chỉ biết nhìn hòn Chóp Chài rồi kể những chuỗi ngày hy vọng. Ông cho biết, con trai là thuyền trưởng đi đánh bắt xa bờ, người cha già sau mấy chục năm đi biển, bây giờ lùi về quê và đi biển trên những chiếc tàu đánh bắt gần bờ. Vậy rồi người con trai biền biệt. “Con chết, cha nợ, chắc nay mai lại phải trở lại đi biển xa bờ để kiếm sống thôi”, ông Thắng buồn rầu.
Thương Khoai, Củ
Trong truyện cổ tích Việt Nam từng kể về thân phận của chị em nhà Gạo và Củi. Câu chuyện khiến người đọc phải rơi nước mắt. Thời đó quá nghèo khó, nên cha mẹ sinh con ra chỉ cầu mong có được chút gạo để ăn, rồi có củi để đun chứ nào đâu dám mơ gì cao xa. Còn ở làng chài bên vũng neo đậu Đông Tác thì là câu chuyện có thật. Một gia đình vì nghèo đói nên gởi ước mơ vào tên của hai cậu con trai, đặt tên là Khoai và Củ. Cụ Mai Chín kể, cả hai anh em Khoai, Củ đều trở thành ngư dân giỏi, mỗi người sắm riêng được một chiếc thuyền buồm. Chuyện Khoai, Củ bị làng chài lãng quên, vì quá lâu rồi. Vậy nhưng mỗi lần có đại nạn thì số phận của hai anh em lại được lật lại bằng giọng thẫn thờ: “Hăm mốt thằng Khoai, hăm hai thằng Củ”.
Tức là ngày hôm trước anh Khoai bị chìm ghe ở ngoài cửa biển Đà Diễn. Và thời đó làm gì có tàu bè đi cứu nạn, vì vậy người em trai là Củ nghe tin và căng buồm cho ghe đi tìm. Nhưng sau đó cả hai anh em đều nằm lại ở biển, khiến cả làng chài khóc, xót thương cho thân phận hẩm hiu. Năm đó có rất nhiều người chết, nhưng Khoai, Củ là hai cái tên đại diện cho những ngư dân tử nạn.
Đến cuối năm 1974, làng chài lại tiếp tục bị đại nạn do lốc xoáy. Chị Đinh Thị Hồng, 58 tuổi, từng theo làn sóng di cư từ Bình Định vào Phú Yên để tránh bom đạn, thời đó dù còn nhỏ tuổi, nhưng chị và rất nhiều người vẫn nhớ câu chuyện cả làng chài bị chết 38 người, bà con đau xót quá nên đặt những câu thơ để đọc trong lễ tưởng niệm và lưu lại cho con cháu: “Giáp Dần tôi mới kể ra/Tháng mười trận bão thật là mùng 2/Đồng bào bị chết lai thai/Kẻ tấp bãi Dài, người tấp hòn Nưa/Thân chồng gió đập gió đừa/Mái ghe tan nát thảm chưa ông trời…”.
Tiền Phong Chị Võ Thị Oanh ngồi đợi tin chồng đúng vị trí từng chụp ảnh cưới năm 2018 - Ảnh: Văn Chương 1 |
Chị Võ Thị Oanh ngồi đợi tin chồng đúng vị trí từng chụp ảnh cưới năm 2018 - Ảnh: Văn Chương |
Năm đó, đàn bà làng chài có nhiều người trở thành góa bụa. Ngư dân làng chài lưu lại trong trang sử mưu sinh với biển bài thơ “Đông Tác năm Giáp Dần”. Rồi nỗi buồn trôi qua và trai tráng lại tiếp tục đi biển, tàu đi khơi ngày càng xa hơn nữa, tới tận Hoàng Sa, Trường Sa.
Gạt nước mắt để sống
Chị Võ Thị Oanh dẫn cô con gái 5 tuổi tên là Huỳnh Võ Thanh Ngân ra bờ biển, cô con gái nhỏ luôn miệng hỏi “ba, ba đâu, ba chết rồi!”. Trong ký ức của cô bé mai sau cũng sẽ lưu lại câu chuyện buồn của làng chài. Người vợ mới 24 tuổi đầu ngồi khóc rồi nhắc lại những hy vọng lóe lên rồi lại vụt tắt, đó là ngày 26/12/2023, khi tín hiệu giám sát hành trình con tàu chìm của chồng bất chợt lại xuất hiện gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, nhưng kỳ lạ là việc tìm kiếm vẫn không thấy gì!
Những ngày này, trong lúc làng chài chìm trong nỗi buồn vì đại nạn, thời tiết trên biển có sóng gió, nhưng nơi bến cảng vẫn tấp nập tàu thuyền vào ra lấy đá, nhổ neo tranh thủ vươn khơi chuyến biển cận ngày Tết Nguyên đán. Cuộc sống ở đâu cũng vậy, vẫn phải đi tới…
Cụ Mai Chín ngồi trong ngôi nhà gần đó, ánh mắt tư lự, cụ suy nghĩ rất lâu về chuyện chiếc tàu PY 86121 TS do ngư dân Huỳnh Đức Lợi làm thuyền trưởng và bị mất tích do va phải vật trôi nổi dưới biển. Chi tiết “đâm va” khiến cụ liên tưởng trở lại nghề đóng tàu. Cụ nói, “nếu đóng được gỗ tốt như thời xưa thì chắc bị hư hỏng, nhưng chưa chắc đã phá nước và chìm”.
Cụ Chín đi biển từ năm 12 tuổi, sau đó chuyển sang nghề đóng tàu ở khắp các tỉnh, thành. Cụ giải thích rằng, thời mấy chục năm trước chỉ đóng tàu bằng loại gỗ thuộc nhóm danh mộc, be tàu là gỗ sao, còn đà tàu là cây kiềng kiềng, hoặc gỗ lim già. Gỗ thời đó phải 30 năm đi biển thì thân tàu mới bị dạt. Còn bây giờ nhu cầu đóng tàu lớn quá, rừng không thể có được những cây gỗ tốt như thời trước. Còn chuyện đi biển, thời của cụ Chín, mỗi khi ra khơi thì gia đình các ngư dân cẩn thận, cúng một con gà, sau đó xách cặp giò tới nhà thầy Ba Lớn trong làng để xem chuyện đi, ở thế nào.
Thế hệ trước, ngư dân đi biển 8 tháng, thời gian còn lại thì lên núi đốn củi, kiếm đất trồng khoai. Còn ngư dân bây giờ bám biển quanh năm. Để tiết kiệm chi phí, ngư dân bám biển 50-60 ngày/phiên, gởi cá tươi vô bờ qua tàu dịch vụ hậu cần. Mùa đông bà con vẫn ra khơi đánh bắt bình thường.
Ngày 11/6, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam, đối với ông Trần Tùng, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên về tội 'Nhận hối lộ'. Ông Tùng bị bắt tạm giam liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu.
TP - Sau 3 năm giao quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cho các tỉnh, thành phố vấp nhiều ý kiến trái chiều, Bộ GD&ĐT vừa có Dự thảo trong đó có nội dung trả lại quyền chọn sách cho các nhà trường, giáo viên. Dự thảo lấy ý kiến đến ngày 20/12 và nếu được thông qua sẽ áp dụng trong năm học tới.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM thì kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào các ngày 6 và 7/6. Học sinh vẫn thi 3 môn Toán, Ngữ văn (mỗi môn 120 phút) và môn Tiếng Anh (90 phút). Kết quả thi là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số. So với kỳ thi năm trước, cấu trúc và độ phân hóa đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 cơ bản không thay đổi. Ngoài việc tập trung ôn luyện, để lựa chọn và đăng ký nguyện vọng dự thi...
Một cụ ông 70 tuổi ở Hà Tĩnh bị kẻ lừa đảo gọi điện, yêu cầu nộp đủ 6 tỷ đồng để không bị xử lý vụ việc liên quan đến ma túy.
Mức học phí của các tỉnh, thành đã được thông qua vào khoảng từ 7.000 đến hơn 220.000 đồng một tháng.
Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Kiên Giang đã điều tra, khám phá 585 vụ, bắt, xử lý trên 1.000 đối tượng vi phạm pháp luật về trật tự xã hội …
Lãnh đạo UBND xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết đã nhận được văn bản kết luận của lãnh đạo UBND huyện Quảng Điền liên quan đến những nhà hàng, homestay sai phép tại bãi biển đẹp của Huế mà Báo Điện tử VTC News phản ánh. Trong văn bản, ông Nguyễn Ngọc Tiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền yêu cầu UBND xã Quảng Công rà soát, tổng hợp, báo cáo tình hình cho thuê đất đối với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển xã...
Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ bị người vi phạm tấn công , lao xe vào đội công tác, hất cảnh sát lên nắp capo, chửi bới, lăng mạ....
Ngày 12/5, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá đường dây môi giới, tổ chức cho tàu cá Việt Nam sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.