Nhiều ý kiến đề xuất Bộ GDĐT nên thêm một kì nghỉ đông thay cho kì nghỉ hè cho học sinh.
Những ngày trở lại đây, các tỉnh thành phía Bắc có nhiệt độ dưới 10 độ C, ở nhiều vùng núi, mức nhiệt còn giảm sâu hơn. Nhiều đề xuất từ phụ huynh được đưa ra, phần lo lắng cho sức khỏe của học sinh, phần mong muốn Bộ GDĐT có những điều chỉnh hợp lý.
Có con nhỏ đang học lớp 2, chị Lê Thị Vân - phụ huynh sống ở Ba Đình (Hà Nội) bày tỏ: “Những năm gần đây, thời tiết ở Việt Nam thay đổi rất thất thường, lúc quá nóng, lúc thì quá lạnh. Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng vẫn còn yếu, mỗi lần chở con đi học vào mùa đông, trời lạnh, tôi luôn cố gắng giữ ấm tốt nhất cho cháu".
Điều khiến chị Vân trăn trở hơn nữa là phải làm thế nào để cân bằng giờ giấc sinh hoạt của gia đình những lúc con nghỉ học tránh rét, vợ chồng chị phải nhờ người thân trông giúp để đi làm, nhất là vào dịp cuối năm, ai cũng đều bận rộn.
“Vì thời tiết có nhiệt độ giảm sâu, tôi cũng lo lắng đến sự thay đổi lịch trình của con khi ở nhà. Hai vợ chồng gần Tết công việc rất bộn bề, con ở nhà vào tránh rét phải nhờ ông bà trông hộ" - chị Vân bộc bạch.
Thấy được những khó khăn đó, chị Vân nêu mong muốn Bộ GDĐT cân nhắc thật kĩ trước việc thêm lịch kì nghỉ đông cho học sinh.
“Tôi cho rằng, việc có kì nghỉ đông cần được xem xét cẩn thận, phù hợp bởi vì giữa các vùng sẽ có thời tiết khác nhau, lịch nghỉ học tránh rét cũng chênh lệch ít nhiều. Điều đó ảnh hưởng chung đến chương trình học của các học sinh. Từ đó đặt ra vấn đề việc học có đảm bảo như kế hoạch" - chị Vân đề xuất.
Còn với chị Nguyễn Thị Ngọc - phụ huynh có con học Trường Mầm non Hòa An (Cao Bằng), chị thẳng thắn đề xuất cần có kì nghỉ đông cho các con.
"Nếu thời tiết dưới 10 độ C thì nên để trẻ ở nhà nghỉ đông, giữ ấm cơ thể. Chưa kể với những trường học cho các con ở lại cả ngày, nhiều trường chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giữ ấm, liệu phụ huynh có dám cho con đến trường?.
Thời tiết lạnh như thế này, trẻ em chưa có đề kháng tốt như người lớn, ở nhà cũng dễ ốm chưa nói đến ra đường. Nếu điểm trường xa nhà hay ở vùng cao, đi trên trường trẻ càng dễ nhiễm lạnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Theo tôi, thay vì để thời gian nghỉ hè quá dài, Bộ GDĐT nên cân nhắc tới phương án rút ngắn lịch nghỉ hè, có thêm kì nghỉ đông cho học sinh" - chị Ngọc nói.
Đánh giá về đề xuất có nên thêm kì nghỉ đông cho học sinh, trao đổi với Báo Lao Động ngày 26.1, cô Phan Thị Lan - giáo viên Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) cho rằng, các trường nên linh động cho học sinh nghỉ học vì thời tiết thất thường.
"Nghỉ đông cũng cần thiết nhưng nên linh hoạt khi có đợt rét buốt như đợt rét này. Nhưng nếu cố định lịch nghỉ đông thì cũng nên xem xét. Khi chúng ta quy định nghỉ đông cho học sinh thì đôi khi tháng đó chỉ có khoảng 3 đến 4 ngày rét buốt" - cô Lan nêu quan điểm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận này...
Điểm chuẩn bằng điểm thi tốt nghiệp THPT của Trường Đại học Ngoại thương trong 2 năm qua lên đến 28,4 điểm.
Tính đến sáng 30.4 đã có 68 trường đại học, học viện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ IELTS .
Lo sợ bị 'giam' bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đại học vội vàng lo thi chứng chỉ để đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra.
Báo Lao Động cập nhật chi tiết danh sách trường đại học, học viện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ IELTS...
Ông Trump từ chối tới Ukraine vì bản thân không phải tổng thống Mỹ; Nga kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza; Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cảnh báo đây là lúc phải chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh... là những tin tức quốc tế nổi bật.
Người đàn ông có dấu hiệu say xỉn lái xe 4 chỗ lao lên vỉa hè ở TP Thủ Dầu Một, tông nhiều phụ huynh chờ con học thêm, một nạn nhân tử vong, chiều 15/10.
Ngày 27.2, tại TP. Cần Thơ , Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị phát triển Giáo dục và Đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long...
Đề xuất để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa ( SGK ) được đưa ra trong bối cảnh Chương trình giáo...