Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tại hội nghị, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã triển khai thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách phát triển GDĐT do Trung ương quy định. Quy mô mạng lưới trường, lớp được rà soát, sắp xếp ngày càng hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực. Nhiều chỉ số tăng mạnh so với giai đoạn trước, tiệm cận và đạt trên mức trung bình chung của toàn quốc, thể hiện nỗ lực khắc phục những hạn chế, khó khăn của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục của vùng.
Dù vậy, tình hình GDĐT ở khu vực ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là khu vực có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo và tỉ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên thấp nhất cả nước (lần lượt là 14,9% và 6,8% - theo báo cáo kinh tế thường niên năm 2022).
Theo Tổng điều tra dân số năm 2019, tỉ lệ lao động qua đào tạo có trình độ từ sơ cấp trở lên của khu vực ĐBSCL là 13,6%, thấp hơn 10% so với toàn quốc và thấp nhất so với các khu vực khác.
Tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp, tỉ lệ trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày còn thấp. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy được quan tâm đầu tư nhưng chỉ mới đáp ứng yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.
Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc này là vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, nhất là về vị trí địa lý của vùng, đặc trưng là vùng sông nước kênh rạch, đầu tư về mặt cơ sở vật chất và nguồn nhân lực còn nhiều khó khăn.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định, nhìn lại quá trình phát triển GDĐT khu vực ĐBSCL, nhất là 10 năm trở lại đây, có thể khẳng định ĐBSCL đã thoát khỏi vùng trũng về giáo dục, thậm chí còn có những điểm khả quan, đáng mừng.
Tuy còn rất nhiều khó khăn, thách thức, chỉ số cơ sở vật chất, huy động, mù chữ, học 2 buổi… còn thấp, song chất lượng giáo dục phổ thông rất khả quan, chất lượng đang trong nhóm thứ 2 của 6 vùng.
Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, trong giáo dục có 3 cấp độ của sự chăm sóc: Thứ nhất là giáo dục và phát triển nhân cách con người; thứ hai là nhân lực; thứ ba là nhân tài. Riêng tại ĐBSCL, điểm thuận lợi lớn nhất là thông tin về vi phạm đạo đức, bạo lực học đường chỉ số thấp nhất, trong khi đây lại là cấp độ quan trọng nhất trong giáo dục.
Mặc dù khăn chồng chất, thách thức rất nhiều nhưng Bộ trưởng đề nghị có cái nhìn lạc quan về giáo dục ĐBSCL. Qua đây, Bộ GDĐT sẽ tìm hiểu, hỗ trợ, tăng cường sự quan tâm, tin tưởng tiếp tục vượt qua khó khăn để đưa GDĐT khu vực ĐBSCL phát triển.
Điểm chuẩn học bạ Trường Đại học Luật Hà Nội năm nay lên đến 30 điểm.
TPHCM - Năm 2024, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TPHCM tuyển sinh khoảng 5.150 chỉ tiêu, theo 5 phương thức xét tuyển.
Cảnh sát Lithuania cho biết Đại sứ quán Nga tại Vilnius đã bị ném bom xăng 2 đêm liên tiếp.
Hà Nội - Nam thanh niên 23 tuổi bị đối tượng giả danh công an thao túng tâm lý, lừa đảo chiếm đoạt 150 triệu đồng.
Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, người dân rất sợ ra tòa làm chứng. Vì vậy thù lao 2 triệu có khi người làm chứng không muốn nhận, nói chi 200.000 đồng/ngày.
Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' đã xuất quân từ di tích lịch sử cột cờ Hà Nội vào ngày 24-4 với hơn 400 đại biểu và chia thành ba đoàn tham gia ba nhánh hành trình.
Ngày 26-6, thông tin từ Công an tỉnh Long An cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 9 người liên quan việc một thanh niên bị bắn chết tại trại gà ở Long An.
Tiêu chuẩn xét tặng “Huân chương Lao động” của ngành Giáo dục được quy định như thế nào là một trong số các vấn đề được nhiều giáo viên quan...
Sáng 21-4, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của từng trường THPT công lập năm học 2023-2024.