Lo sợ bị "giam" bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đại học vội vàng lo thi chứng chỉ để đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra.
Từ nhiều tháng nay, Bích Liên, sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền dành 2 buổi tối học tại trung tâm và 3 buổi tự học ở nhà với mục tiêu thi đạt chứng chỉ HSK cấp độ 4 (chứng chỉ đánh giá trình độ tiếng Trung dành cho người nước ngoài, gồm 6 cấp độ).
Theo quy định của Học viện, chuẩn đầu ra ngoại ngữ với sinh viên ngành Báo chí là chứng chỉ ngoại ngữ cấp độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Do đó, chứng chỉ này là điều kiện Bích Liên cần đạt được nếu muốn tốt nghiệp.
Chứng kiến nhiều bạn bè khoá trước vì nợ chứng chỉ nên ra trường muộn, công việc gặp nhiều khúc mắc khi chưa lấy được bằng, Bích Liên đã vạch cho mình kế hoạch ôn thi từ rất sớm.
“Em chọn tiếng Trung còn phần lớn bạn bè chọn thi các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEIC. Em cố thu xếp việc học, việc làm thêm, ôn thi sớm để nếu chẳng may không qua thì có thể ôn thi tiếp để kịp ra trường đúng hạn” - Bích Liên chia sẻ.
Trà My - sinh viên năm cuối Trường Đại học Văn hoá Hà Nội cũng đang dốc sức ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh trong thời gian tới.
Xác định ngoại ngữ không phải thế mạnh của bản thân, ngay từ năm 3 đại học, nữ sinh đã phải tạm hoãn việc làm thêm, đầu tư toàn bộ thời gian ôn luyện.
"Để có thể ra trường đúng hạn, em cần chứng chỉ tiếng Anh mức độ B1 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Em rất lo sợ không thi đỗ chứng chỉ tiếng Anh, ra trường muộn, ảnh hưởng đến công việc sau này" - Trà My nói.
Không riêng Bích Liên, Trà My, rất nhiều sinh viên đại học cũng đang đôn đáo lo ôn thi chứng chỉ ngoại ngữ đạt chuẩn đầu ra bởi đây là yêu cầu bắt buộc với sinh viên đại học, cao đẳng hiện nay.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành từ năm 2016.
Trong đó, yêu cầu với người có bằng đại học là năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ B1 theo khung châu Âu. Các ngoại ngữ đang được áp dụng hiện nay là tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Nga, tùy trường.
Có đại học chỉ quy định chuẩn đầu ra duy nhất bằng tiếng Anh. Phần lớn trường yêu cầu chứng chỉ quốc tế uy tín.
B1 là mức tối thiểu được đa số đại học dùng để xét đầu ra ngoại ngữ. Một số trường, các ngành liên quan đến ngôn ngữ nước ngoài, ngành chất lượng cao, chương trình liên kết,.. thường yêu cầu mức cao hơn.
Tại nhiều trường đại học cho thấy, ngoài việc chấp nhận sử dụng chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc, hầu hết nhà trường chấp nhận chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (bằng cách quy đổi) như: IELTS, TOEIC, TOEFL, APTIS. Mức điểm được xác định đạt ở các trường dao động từ 5.5- 6.0 điểm với chứng chỉ IELTS; từ 450-550 điểm với chứng chỉ TOEIC.
Thậm chí, nhiều trường như Trường Đại học RMIT, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Ngoại Ngữ – Đại học Thái Nguyên, Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội mức điểm chứng chỉ IELTS sinh viên cần phải đạt để ra trường lên tới 6.5 - 7.0 điểm.
Một đoạn video được đăng trên mạng xã hội cho thấy chiếc Leopard-1A5 đầu tiên bị hủy hoại trong Chiến tranh Ukraine, có lẽ là hướng về Svatovo.
Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ THPT đợt 1 và phương thức xét điểm bài thi...
Bộ Giáo dục thông báo chấp nhận chứng chỉ IELTS cấp sau ngày 10/9/2022 để xét miễn thi tốt nghiệp môn Ngoại ngữ, sau khi bị hàng trăm thí sinh phản ứng.
Từ hôm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức kiểm tra các khoản thu đầu năm học, kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, việc quản lý tài trợ.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội đã giao 3.339 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 - 2024 cho 34 cơ sở giáo dục trên...
Sau khi báo Lao Động có loạt bài phản ánh việc hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu , Trường Đại học Vinh đã chính thức cấp bằng...
Tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023 (SV_STARTUP 2023), nhóm học sinh của TP Cần Thơ đoạt giải Ba với...
Bị cáo Phạm Duy Hùng - chủ quán karaoke - bị tòa sơ thẩm đưa ra xét xử với cáo buộc vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy, cơi nới phòng hát karaoke.
Cháy rừng bùng phát gần Villanueva de Viver ở vùng Valencia dã khiến hơn 1.000 người dân từ 3 ngôi làng phải đi sơ tán, các lực lượng khẩn cấp đã thiết lập nơi trú tạm cho 600 người.