Việc chỉ là giáo viên dạy âm nhạc khiến bản thân cô giáo ở Tuyên Quang bị xem thường. Thậm chí, nhiều người còn trêu chọc là "xướng ca vô loài", bị cô lập tại trường.
Vụ việc học sinh ném dép vào cô giáo vừa xảy ra tại Trường THCS Văn Phú ở Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động trước đó, cô P.T.H cho biết, bản thân đã công tác tại Trường THCS Văn Phú hơn 10 năm. Việc chỉ là giáo viên dạy âm nhạc khiến bản thân bị xem thường. Thậm chí, nhiều người còn trêu chọc là "xướng ca vô loài", bị cô lập tại trường. Đỉnh điểm sự việc là vào ngày 29.11 như video trên mạng xã hội.
"Lúc đó rất bất lực nhưng không biết nên làm gì" - lời cô H giãi bày khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Theo dõi thông tin vụ việc, em Yến Nhi - học sinh Trường THPT Đông Sơn 2 (Thanh Hóa) không kìm được nước mắt khi chứng kiến cảnh các em học sinh nhốt cô giáo trong lớp, chửi bới, ném dép vào người cô. Khi biết được lý do đằng sau sự việc đó, nữ sinh lại càng nghẹn ngào.
"Đây là lần đầu tiên em biết đến trường hợp bạo hành này. Dù cô là giáo viên môn học nào cũng cần được học sinh và đồng nghiệp tôn trọng. Sự việc này rất đau lòng, em và mọi người cảm thấy xót xa. Qua sự việc này, em cảm thấy quan niệm môn chính - môn phụ đã "ăn sâu" vào tâm thức của nhiều người, có tư tưởng "nhất bên trọng, nhất bên khinh". Thậm chí đã tác động tới tâm lý học sinh về việc phân biệt đối xử với các giáo viên dạy môn học khác nhau. Điều này không thể chấp nhận được" - Yến Nhi bày tỏ.
Phạm Gia Huy - học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, em không đủ can đảm xem hết clip được phát tán trên mạng.
"Người Việt Nam luôn đề cao truyền thống tôn sư trọng đạo, vì vậy việc bạo hành giáo viên là rất nghiêm trọng, đáng lên án và không thể chấp nhận được. Đặc biệt, việc cô chỉ là giáo viên dạy âm nhạc khiến bản thân bị xem thường, bị cô lập tại trường là điều quá đau lòng và không thể hình dung. Dù là giáo viên dạy môn học gì, công tác trong lĩnh vực nào cũng xứng đáng được học sinh và đồng nghiệp tôn trọng" - Gia Huy nêu quan điểm.
Không khỏi xót xa trước lý do nữ giáo viên ở Tuyên Quang đứng im cho học sinh ném dép, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục cho biết:
"Vụ việc học sinh bạo hành giáo viên ở Tuyên Quang đã khiến cho chúng tôi vô cùng phẫn nộ, ức chế. Học sinh bạo hành giáo viên bằng ngôn từ, hành động, thậm chí ném dép, đánh cô giáo đến mức ngất xỉu là điều không thể chấp nhận được. Dường như chúng ta thấy những khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" hay "Tôn sư trọng đạo" không còn được coi trọng nữa. Hạnh kiểm học sinh cũng đang bị méo mó".
Chia sẻ cảm xúc về vụ việc, thầy Đinh Đức Hiền - Phó Hiệu trưởng FPT Schools Bắc Giang cũng bày tỏ: "Chúng ta đau lòng, xót xa thân phận của người giáo viên, sự bất lực của cô giáo trước học trò - chính là những đứa con hàng ngày mình giảng dạy.
Chúng ta cũng xót xa cho những đứa trẻ với nụ cười khoái chí trước hành động vô lễ đó. Vậy tương lai của những đứa trẻ đó sẽ đi về đâu khi những giá trị đạo đức bị đảo lộn. Chúng ta cũng đặt ra câu hỏi, gia đình, nhà trường ở đâu? Trách nhiệm của các cấp quản lý như thế nào?".
Sau một học kỳ mất cơ hội vì điểm rèn luyện thấp, Thùy Linh tham gia hiến máu, tổ chức sự kiện ở trường, giúp cô đủ điều kiện giành học bổng kỳ sau.
Nhiều thầy cô mong nghỉ hưu sớm vì sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu công việc đồng thời cũng tạo cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên...
Câu chuyện Cần Giờ không tuyển được bác sĩ trẻ về làm việc là điều đáng suy ngẫm, đặc biệt đây là huyện có xã đảo duy nhất của TP.HCM.
Nhiều ý kiến cho rằng, giáo dục học sinh không thể riêng rẽ mà cần phối hợp chặt chẽ giữa 3 trụ cột gia đình, nhà trường và xã hội.
Ngành Sư phạm Lịch sử lấy điểm chuẩn cao nhất Đại học Sư phạm Hà Nội với 28 điểm, các ngành còn lại lấy điểm dao động 22-24.
Vụ tai nạn giao thông hi hữu xảy ra khoảng 22h đêm 9-3 tại Km46+300 cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn thuộc xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận.
Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) vừa công bố chi tiết về phương thức xét tuyển tổng hợp năm 2024 với cách tính điểm đặc biệt.
Bác Có Khỏe Không? | Trung Dân Du Ký - Tập 67: Giữ nguyên hương vị sau 60 năm bán bánh bao GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH: Bác Có Khỏe Không? như một lời chào thân tình, đậm chất Việt Nam. Đó cũng là lời chúc, lời nhắc nhở 'sức khỏe là vàng' giữa những người bạn, người đồng nghiệp lâu ngày không gặp. Chương trình là chuyến đi 'gõ cửa thăm nhà', trò chuyện tâm sự và tìm hiểu về cuộc sống của các nhân vật đặc biệt. Với sự dẫn dắt của Nghệ sĩ Trung Dân cùng chiếc xe đạp gia truyền, gợi nhớ cho người xem về hình ảnh bác nông dân chân chất, thật thà. -~-~~-~~~-~~-~- © Tất cả video thuộc các chương trình của NETLOVE đã được đăng ký bản quyền. Vui lòng không sao chép, re-upload dưới mọi hình thức. ✖ Mọi hành vi sao chép, re-upload có thể dẫn đến việc tài khoản của bạn bị khóa vĩnh viễn. #netlove #mcvgroup #mcv
Đọc bài gốc tại đây.
Lào Cai, Bình Dương, Quảng Trị và một số tỉnh, thành thông báo bỏ tuyển thẳng, cộng điểm khuyến khích vào lớp 10 với thí sinh có IELTS.