Giáo dục học sinh không nên khoán trắng cho nhà trường

20:30 08/12/2023
Giáo dục học sinh cần phối hợp chặt chẽ giữa 3 trụ cột gia đình, nhà trường và xã hội. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Nhiều ý kiến cho rằng, giáo dục học sinh không thể riêng rẽ mà cần phối hợp chặt chẽ giữa 3 trụ cột gia đình, nhà trường và xã hội.

Xem lại toàn bộ những video giáo viên tại Tuyên Quang bị học sinh trong lớp ném dép, xúc phạm, cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh - giáo viên cấp THPT tại Hà Nội cảm thấy rất sốc.

Với cô Ngọc Ánh, hành động học trò liên tục chửi bới, reo hò, đôi lúc cầm gậy và quạt, chỉ vào mặt, tìm cách giật điện thoại cô giáo cầm trên tay là hành vi không thể chấp nhận được.

"Tôi không nghĩ mình phải quan tâm tới lí do tại sao học trò lại có thể đối xử với giáo viên của mình như vậy. Bản thân tôi khi làm nghề luôn giáo dục cho các em rằng, dù các em không thành công trong học tập nhưng bắt buộc phải có ý thức tốt, là người học sinh có nhân phẩm.

Những hành động của học sinh trong vụ ném dép cô giáo tại Tuyên Quang khiến tôi lạnh người bởi không thể nghĩ, học trò đối xử với giáo viên của mình rất chua xót và dường như việc làm hội nhóm này đã trở thành một thói quen" - cô Ngọc Ánh bức xúc.

Bên cạnh hình ảnh cô giáo như không phản kháng gì, chịu đựng trong nhiều phút ở video đầu tiên mà cô Ánh xem, ở diễn biến khác, cô giáo cũng cầm dép đuổi đánh học sinh, tạo nên cảnh tượng hỗn loạn khiến cô Ánh không khỏi nghẹn lòng.

Từ vụ việc trên, theo quan điểm cá nhân của cô Ánh, việc giáo dục học sinh cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

"Trong quá trình giảng dạy, giáo viên và phụ huynh, học sinh sẽ không tránh được những hiểu lầm. Theo tôi, nếu xảy ra những sự cố, giáo viên cần ngồi lại với phụ huynh để trao đổi, đưa ra hướng giải pháp. Đồng thời, về phía gia đình các em, sự giáo dục của các bậc cha mẹ rất quan trọng. Sự chăm sóc, quản lý của cha mẹ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và quá trình học tập của các em.

Chúng ta không nên đổ lỗi cho bất cứ điều gì khi sự việc xảy ra nhưng có lẽ, phụ huynh không nên quá phụ thuộc, phó thác thậm chí là khoán trắng trách nhiệm giáo dục con trẻ cho nhà trường, bởi nếu thiếu đi một trong số ba vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội thì sẽ không thể phát triển toàn diện nhân cách các em" - cô Ngọc Ánh thẳng thắn nói.

Chia sẻ tại toạ đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần tôn sư trọng đạo bị phai nhạt?" do Báo Lao Động tổ chức ngày 8.12, GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định, nếu không có 3 trụ cột: Nhà trường, gia đình, xã hội chúng ta sẽ không thể hoàn thành công việc.

"Muốn làm gì cũng cần phải có sự đồng hành của 3 trụ cột trên. Phụ huynh cố gắng cùng với nhà trường, xã hội tiếp cận những tiến bộ đúng mực. Không nên đề cao cụ thể một điều gì. Ví dụ như vai trò cá nhân, nếu đề cao quá sẽ dễ hình thành tính ích kỷ, cá nhân hóa, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.

Trong mọi điều kiện phải nhìn nhận, đối diện với vấn đề để tìm ra giải pháp. Nhà trường, giáo viên cần quan tâm nhiều đến giáo dục tư cách, đạo đức" - GS.TS Nguyễn Văn Minh bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm
Nam sinh dân tộc Thái đạt điểm SAT top 1% thế giới

Nam sinh dân tộc Thái đạt điểm SAT top 1% thế giới

16:00 16/05/2023

Nguyễn Quốc Cường là học sinh người dân tộc Thái ở Nghệ An vừa lập kỳ tích khi thi SAT đạt 1.520 điểm, thuộc top 1% thí sinh có điểm cao nhất thế giới.

Để sách giáo khoa không là gánh nặng tài chính cho phụ huynh

Để sách giáo khoa không là gánh nặng tài chính cho phụ huynh

07:20 21/06/2023

Sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông cao gấp nhiều lần so với sách hiện hành. Vậy cần phải làm thế nào để giảm gánh nặng...

Đại học đầu tiên bỏ xét điểm thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Đại học đầu tiên bỏ xét điểm thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

12:43 12/12/2023

Trường Đại học Nha Trang sẽ bỏ dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, thay vào đó xét kết hợp học bạ và điểm thi đánh giá năng lực.

Tranh luận việc giao kì thi tốt nghiệp THPT về địa phương

Tranh luận việc giao kì thi tốt nghiệp THPT về địa phương

11:50 05/12/2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ nghiên cứu lộ trình để giao kì thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương, thay vì tổ chức một kì...

Rộn ràng mang rác đổi quà cùng Việt Nam Xanh tại Lễ hội Không tiền mặt

Rộn ràng mang rác đổi quà cùng Việt Nam Xanh tại Lễ hội Không tiền mặt

18:30 15/06/2024

Nhiều người dân tại TP.HCM đã có mặt sớm tại Lễ hội Không tiền mặt, đem chai nhựa, lon, vỏ hộp nhựa cũ đổi lấy cây xanh, quà xinh tại gian hàng Việt Nam Xanh trong ngày 15-6.

Thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023

20:30 02/07/2023

Ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) - cho biết, công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã được triển khai...

Địa phương chậm trễ công bố danh mục sách giáo khoa mới lên tiếng

Địa phương chậm trễ công bố danh mục sách giáo khoa mới lên tiếng

14:30 26/05/2023

Đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh thành vẫn chưa công bố danh mục sách giáo khoa lớp 4, 8,11 cho năm học mới.

Kết quả xác minh vụ một trường ở Hải Dương bị tố thu 400.000 đồng hỗ trợ kì thi tốt nghiệp THPT

Kết quả xác minh vụ một trường ở Hải Dương bị tố thu 400.000 đồng hỗ trợ kì thi tốt nghiệp THPT

20:10 19/03/2024

Ngày 19.3, nguồn tin Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị vừa có văn bản về việc xác minh nội dung tố cáo Trường THPT...

Hà Nội công bố tỉ lệ chọi lớp 10 THPT công lập năm 2024

Hà Nội công bố tỉ lệ chọi lớp 10 THPT công lập năm 2024

13:00 10/05/2024

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.

Co loi xay ra
Co loi xay ra