Nhiều đoạn sông, rạch ở TPHCM và Bình Dương đang bị "xẻ thịt", lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng. Việc lấn chiếm này đã mang lại lợi ích cao cho một số đối tượng, nhưng lại là một trong những tác nhân làm thu hẹp dòng chảy, hạn chế khả năng tiêu thoát nước tự nhiên và là một trong những nguyên chính gây ngập lụt trong thời gian qua.
Lấn chiếm hành lang sông, rạch
Dìn Ký được xem là hệ thống nhà hàng có tiếng ở khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, hệ thống nhà hàng này cũng có nhiều mặt bằng lấn chiếm hành lang bờ sông, kênh rạch để kinh doanh.
Điển hình là nhà hàng Dìn Ký Lái Thiêu nằm bên rạch Vĩnh Bình (TP Thuận An, Bình Dương) lấn chiếm hành lang kênh rạch để mở rộng không gian nhà hàng, kê bàn ghế phục vụ khách ăn uống.
Tương tự, nhà hàng Dìn Ký Phú Long nằm trên đường đê bao sông Sài Gòn, thuộc khu phố Hòa Long, TP Thuận An (Bình Dương) cũng lấn hành lang sông để mở rộng không gian nhà hàng phục vụ khách ăn uống.
Tại đây, theo quan sát của chúng tôi, hàng chục mét mặt tiền hành lang bờ sông Sài Gòn đã bị nhà hàng này lấn chiếm để phục vụ cho mục đích kinh doanh.
Chiều 21.11, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Thiện Tân - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phú (thành phố Thuận An) xác nhận, nhà hàng Dìn Ký đã vi pham hành lang bảo vệ bờ sông và đã bị UBND thành phố Thuận An ban hành quyết định xử phạt.
Theo đó, ngày 8.6.2023, UBND thành phố Thuận An (Bình Dương) đã ban hành Quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Dìn Ký về hành vi vi phạm hành chính về xây dựng với tổng số tiền xử phạt 150 triệu đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Dìn Ký phá dỡ toàn bộ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm tại vị trí 1, 2, 3, 4 bao gồm các hạng mục nền gạch men + gỗ; vách gạch; mái tole + bạt kéo.
Quyết định xử phạt này có hiệu lực kể từ ngày ký, tuy nhiên đã gần 6 tháng trôi qua, nhà hàng Dìn Ký vẫn chưa thực hiện khắc phục hậu quả là tháo dỡ hạng mục xây dựng trái phép lấn chiếm bờ sông.
Không chỉ địa bàn Bình Dương mà nhiều khu vực sông, rạch tại TPHCM cũng bị lấn chiếm vô tội vạ. Cụ thể như tại khu vực phường Thảo Điền, TP Thủ Đức (TPHCM), nơi tập trung nhiều kênh rạch đổ ra sông Sài Gòn, giúp thoát nước mỗi khi mưa lớn, đang ngày càng bị lấn chiếm nghiêm trọng.
Trong số kênh rạch bị lấn chiếm tại khu vực này, có thể kể như đoạn kênh tại cầu Ông Hóa (đường Nguyễn Văn Hưởng) đã bị lấn chiếm làm khuôn viên của một số căn biệt thự. Trong đó có đoạn đổ đất lấn chiếm hơn 1/2 lòng kênh để làm của riêng, dẫn đến nguy cơ khó thoát nước mỗi khi mưa ngập.
Tương tự, đoạn kênh đối diện Trường mẫu giáo số 188 A2 Nguyễn Văn Hưởng cũng bị lấn chiếm, làm thu hẹp diện tích lòng kênh.
Nhà hàng, quán ăn đua nhau lấn chiếm kênh rạch
Nằm giữa 2 con đường Thạnh Lộc 7 và đường Thạnh Lộc 37 (Quận 12, TPHCM) là kênh Rô, đang bị nhiều đối tượng lấn chiếm để kinh doanh. Điển hình như quán cafe Gia Đình ngang nhiên đổ đất lấn chiếm ra gần 1/2 lòng kênh để xây dựng quán cafe.
Gần quán cafe Gia Đình là quán Cafe Võng bờ sông cũng đổ đất lấn chiếm hành lang bờ kênh và cả lòng kênh để làm quán cafe, quán lẩu.
Cạnh đó, quán cafe Tỉnh cũng đổ đất lấn chiếm hành lang bờ kênh và cả lòng kênh để làm quán cafe.
Sau khi tiếp nhận những thông tin, hình ảnh PV Báo Lao Động cung cấp về thực trạng lấn chiếm kênh rạch trên địa bàn, lãnh đạo UBND phường Thạnh Lộc (Quận 12) cho biết, sẽ triển khai lực lượng kiểm tra những công trình này, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Cũng lấn chiếm sông rạch để làm hàng quán, tại quận Bình Thạnh có nhà hàng Ẩm thực 007 (đường Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh).
Điều đáng nói, nhà hàng này lấn chiếm cả trăm mét vuông hành lang bờ sông Sài Gòn để mở rộng không gian diện tích nhà hàng phục vụ nhu cầu thực khách ngồi ngắm khung cảnh sông.
Đã đến lúc chính quyền địa phương cần vào cuộc xử lý nghiêm và quyết liệt thực trạng lấn chiếm hành lang sông, rạch, nhằm tạo sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời góp phần trả lại dòng chảy tự nhiên, giải quyết tình trạng ngập úng cho đô thị.
Với căn cước công dân gắn chip, khách hàng có thể tự xác thực sinh trắc học bằng ứng dụng giao dịch trực tuyến, nếu không có phải tới trực tiếp ngân hàng.
Từ ngày 11/5, Đoàn công tác của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh do Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan làm trưởng đoàn đã bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản, đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế và kết nối địa phương.
Nắng nóng, khô hạn đã giúp diêm dân tại tỉnh Bạc Liêu trúng đậm mùa muối. Tuy nhiên, giá muối đang xuống thấp, diêm dân thu hoạch nhiều nhưng không...
New Zealand dự kiến nới lỏng biện pháp lấy mẫu giám sát và bỏ một loài rệp sáp khỏi danh sách sinh vật gây hại với sản phẩm có múi của Việt Nam.
Hải Phòng là địa phương đi đầu cả nước về thực hiện chủ trương xây dựng nhà ở xã hội. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 31 dự án nhà ở xã hội (NOXH) với tổng quy mô khoảng 36.600 căn.
Ngày 15-7, hãng xe điện VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng chính thức động thổ xây dựng nhà máy lắp ráp xe tại Indonesia với số vốn đầu tư ban đầu 200 triệu USD, công suất 50.000 xe/năm, dự kiến đi vào hoạt động quý 4-2025.
Ngoài những thiệt hại về người và kinh tế, xung đột Nga-Ukraine còn kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, tạo một bước ngoặt 'đau đớn' ảnh hưởng đến tương lai thế giới.
Hãng hàng không Vietjet của nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố đường bay thẳng đầu tiên từ Việt Nam đến tỉnh Hiroshima (Nhật Bản).
HĐND tỉnh Sóc Trăng vừa thông qua chủ trương khai thác cát biển để sử dụng thay cát sông thực hiện các dự án theo cơ chế đặc thù. Tổng trữ lượng khai thác phục vụ thay cát sông khoảng 145 triệu m3.