Nhiệt kế vỡ: nguy hiểm nhiễm độc thủy ngân, nguy cơ lớn nếu dùng máy hút bụi dọn

10:40 14/07/2024

Sau khi bị đầu chứa thủy ngân của nhiệt kế vỡ, chọc mạnh vào ngón trỏ bàn tay trái, bệnh nhân chủ quan không đi kiểm tra. Khi thấy ngón tay sưng mủ áp xe, bệnh nhân mới đến bệnh viện để thăm khám.

Phim chụp ngón tay bệnh nhân chứa thuỷ ngân bị nhiễm độc từ nhiệt kế - Ảnh: BVCC

Ca bệnh hy hữu

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa thông tin trường hợp bệnh nhân bị nhiễm độc thủy ngân từ nhiệt kế vỡ, đâm trực tiếp vào ngón tay.

Theo lời kể bệnh nhân L.T.H. (Hải Phòng), đêm 24-6, trong quá trình chuẩn bị đo nhiệt độ cho con bị sốt cao, chị đã vẩy nhiệt kế để cột thủy ngân trở về mức bình thường.

Tuy nhiên, đầu chứa thủy ngân của nhiệt kế đã không may chọc mạnh vào ngón trỏ bàn tay trái, dẫn tới đầu nhiệt kế vỡ, cắm vào ngón tay và thủy ngân xâm nhập vào sâu trong ngón tay.

Do không để ý, chị H. không đến bệnh viện kiểm tra. Đến ngày 27-6, khi ngón tay sưng mủ, áp xe bệnh nhân mới đến bệnh viện địa phương và được tư vấn vào Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai.

Tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân đã được khám, làm các xét nghiệm, chụp Xquang cho thấy thủy ngân đang tập trung ở trong tổ chức phần mềm dưới da của ngón tay trỏ bên trái và chưa gây nhiễm độc toàn thân.

Tuy nhiên, nếu để thủy ngân ở đó thì sẽ khuếch tán và hấp thu dần vào máu, gây nhiễm độc và tổn thương các cơ quan, đồng thời việc chữa trị bằng thuốc thải độc sẽ rất mất thời gian và phức tạp.

Do đó, đơn vị đã hội chẩn và phối hợp cùng các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ để mổ khẩn cấp cho bệnh nhân.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, ca bệnh này rất khó xử lý, do thủy ngân nhỏ, tản mát dưới da ngón tay. Khi xử lý các bác sĩ phải rất tỉ mỉ.

Quá trình cũng đòi hỏi vừa đảm bảo xử lý dứt điểm, gắp được hết thủy ngân trong ngón tay bệnh nhân, vừa giữ an toàn cho toàn ê-kíp. Bệnh nhân vào muộn hơn chút nữa, nguy cơ hoại tử chi phải cắt bỏ là rất cao.

Hiện bệnh nhân H. đã ổn định, thủy ngân đã được gắp hết hoàn toàn khỏi ngón tay.

Nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm thế nào?

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, thủy ngân là một trong những kim loại nặng độc đầu bảng. Thủy ngân vào cơ thể dễ dàng qua đường tiêu hóa, qua da và đường hô hấp (trừ loại thủy ngân kim loại từ nhiệt kế về cơ bản không hấp thu).

Khi đã vào cơ thể thì mất nhiều tháng, thậm chí có một số dạng thủy ngân ở não mất nhiều năm đến nhiều thập kỷ mới đào thải hết.

Thủy ngân khi vào trong cơ thể tùy theo dạng thủy ngân và đường tiếp xúc sẽ gây độc, tổn thương nhiều cơ quan khác nhau như não (tổn thương não, nhiều rối loạn về tâm thần như mất ngủ, rối loạn cảm xúc, kích thích, khó chịu, rối loạn ý thức).

Nếu nhiễm độc về thần kinh bị run, mất điều hòa phối hợp động tác, rối loạn cảm giác, yếu cơ, thu hẹp thị trường (giảm khả năng nhìn), mất phân biệt màu sắc, sợ ánh sáng. Tổn thương thận, suy thận, viêm lợi, viêm miệng,…

  • Thiếu niên 15 tuổi tiêm thủy ngân vào người vì muốn thành siêu nhân

  • Tác động từ việc rò rỉ thủy ngân dưới lớp băng vĩnh cửu

Bác sĩ khuyến cáo, trong các tai nạn vỡ nhiệt kế thủy ngân, điều quan trọng nhất là tuyệt đối không được làm nóng chỗ thủy ngân, vì làm nóng sẽ khiến thủy ngân bốc hơi và con người sẽ hít phải, dẫn tới nhiễm độc.

Tuyệt đối không được dùng máy hút bụi để hút thủy ngân vì khi đó thủy ngân bị làm nóng, bay hơi rất dễ gây nhiễm độc. Thay vào đó hãy gạt hoặc quét nhẹ, thu gom loại bỏ hết các hạt thủy ngân.

Nếu không may nuốt phải thủy ngân từ nhiệt kế cũng không quá lo lắng vì đây là trường hợp thủy ngân nguyên tố (không hấp thu qua đường tiêu hóa). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho chụp X.quang ngực và bụng đề phát hiện thủy ngân, nếu có sẽ dùng thuốc nhuận tràng để đào thải thủy ngân ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa.

TS Nguyên khuyến cáo, với người dân nên tiến tới ưu tiên dùng nhiệt kế khác thay cho loại nhiệt kế thủy ngân, tránh xa các thuốc y học cổ truyền có chứa thành phần thủy ngân.

Với cơ quan quản lý, cần nhanh chóng loại bỏ các vị thuốc là các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen ra khỏi danh mục các vị thuốc y học cổ truyền, ngừng sản xuất lưu hành nhiệt kế và các dụng cụ đo lường có chứa thủy ngân và thay thế bằng các vật liệu an toàn.

Có thể bạn quan tâm
Khi bệnh viện công buộc phải cạnh tranh

Khi bệnh viện công buộc phải cạnh tranh

09:10 17/05/2024

Nỗi ám ảnh với nhiều bệnh nhân khi vào bệnh viện công là sự đông đúc đến ngộp thở, là thái độ phục vụ tắc trách của đội ngũ, là sự nhếch nhác của cơ sở vật chất... Nhưng ở nhiều bệnh viện công giờ tình hình đã thay đổi đáng ngạc nhiên.

Vụ nổ súng bắn hai vợ chồng ở Đồng Nai, người chồng đang nguy kịch

Vụ nổ súng bắn hai vợ chồng ở Đồng Nai, người chồng đang nguy kịch

16:40 30/08/2024

Liên quan đên vụ nổ súng bắn hai vợ chồng ở Đồng Nai vào sáng 30-8 tại TP Biên Hoà, các bác sĩ cho hay người chồng đang trong tình trạng nguy kịch.

Bệnh viện tỉnh cứu sống cô gái trẻ mắc bệnh hiếm gặp

Bệnh viện tỉnh cứu sống cô gái trẻ mắc bệnh hiếm gặp

18:30 22/05/2023

Em T. bị mắc bệnh hiếm gặp, từng được điều trị tại hai bệnh viện tuyến trên nhưng không khả quan. Tuy nhiên sau hơn 6 tháng điều trị tại bệnh viện tỉnh, em T. sắp được xuất viện.

Bé sơ sinh nặng ký, đáng mừng hay đáng lo?

Bé sơ sinh nặng ký, đáng mừng hay đáng lo?

12:50 07/12/2023

Một bà mẹ mới sinh con nặng hơn 6kg tại TP.HCM. Trước đó, có bé sơ sinh nặng 7,1kg tại Vĩnh Phúc, một bé ở Gia Lai nặng gần 7kg.

1.156 trẻ đã được tiêm vắc xin sởi trong trường học

1.156 trẻ đã được tiêm vắc xin sởi trong trường học

09:20 08/09/2024

Theo Sở Y tế TP.HCM, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024 sẽ góp phần chấm dứt dịch sởi tại TP.

Nhật Bản thanh tra nhà máy thứ hai của Kobayashi, cảnh báo số người bị ảnh hưởng có thể tăng

Nhật Bản thanh tra nhà máy thứ hai của Kobayashi, cảnh báo số người bị ảnh hưởng có thể tăng

04:30 01/04/2024

Bộ Y tế Nhật Bản cho rằng các chất bổ sung có thể là nguyên nhân, đồng thời cảnh báo số người bị ảnh hưởng bởi thực phẩm chức năng của Kobayashi có thể tăng lên.

Bên trong nơi chạy thận khang trang ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn

Bên trong nơi chạy thận khang trang ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn

12:40 06/03/2024

Nằm lọc máu tại tòa nhà mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, các bệnh nhân mang trong mình căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đều rất phấn khởi, vui mừng.

Biến chứng nguy hiểm khi chích silicon làm to 'cậu nhỏ'

Biến chứng nguy hiểm khi chích silicon làm to 'cậu nhỏ'

07:30 18/07/2024

Các bệnh viện ở TP.HCM liên tục tiếp nhận bệnh nhân bơm silicon kích thích dương vật bị biến chứng đến điều trị.

Việt Nam có bệnh viện y học cổ truyền đầu tiên đạt chuẩn GMP-WHO

Việt Nam có bệnh viện y học cổ truyền đầu tiên đạt chuẩn GMP-WHO

15:30 19/04/2023

Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, giúp kiểm soát chặt chẽ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, đến khâu sản xuất, bảo quản sản phẩm đầu ra đạt chuẩn.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới