TPO - Nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm Hiệp định Paris được ký kết, ngày 25/4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III phối hợp với Ban Liên lạc Cựu chiến binh Ban liên hợp Quân sự (CCBBLHQS) Trại Davis và Hội những người bạn Di sản Việt Nam (FVH) tổ chức Tọa đàm “Thi hành Hiệp định Paris: Câu chuyện của những nhân chứng lịch sử Trại Davis”.
Ngày 27/1/1973, sau gần 5 năm đàm phán, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết. Hiệp định gồm 9 chương, 23 điều với những nội dung chủ yếu là Mỹ cùng các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Mỹ hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt dính líu về quân sự và can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Đại tá Đào Chí Công cùng các nhân chứng chia sẻ những câu chuyện về Trại Davis tại cuộc tọa đàm (Ảnh: Kiến Nghĩa) |
Đại tá Đào Chí Công cùng các nhân chứng chia sẻ những câu chuyện về Trại Davis tại cuộc tọa đàm (Ảnh: Kiến Nghĩa) |
Theo điều 16 của Hiệp định, bốn bên gồm: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN), Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên hợp quân sự bốn bên.
Ban Liên hợp quân sự có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của các bên nhằm thực hiện những điều khoản về quân sự mà Hiệp định đã quy định. Phía Việt Nam thành lập hai đoàn đại biểu quân sự gồm các tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ ưu tú của các lực lượng quân đội, công an, ngoại giao, an ninh Trung ương Cục miền Nam, thông tấn, báo chí và một số ban, ngành tham gia mặt trận đấu tranh ngoại giao quân sự thi hành Hiệp định Paris.
Trại Davis (Ảnh: T.L) |
Trại Davis (Ảnh: T.L) |
Davis nguyên là một trại lính của quân đội Mỹ, nằm gần sát phía Tây Nam sân bay Tân Sơn Nhất (nay thuộc phường 4, quận Tân Bình, TPHCM), là trụ sở của Ban Liên hợp quân sự và là nơi hai đoàn đại biểu quân sự của ta đóng quân.
Tại Trại Davis nằm sâu trong sân bay Tân Sơn Nhất, chính quyền VNCH cho rào kín nhiều tầng dây thép gai, cô lập hai phái đoàn ta với bên ngoài. Xung quanh trại, đối phương dựng 13 tháp canh, lúc nào cũng có lính VNCH canh gác bên ngoài.
Nơi ở của đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN tại Trại Davis (Ảnh: T.L) |
Nơi ở của đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN tại Trại Davis (Ảnh: T.L) |
Tại cuộc tọa đàm, Đại tá Đào Chí Công, nguyên sĩ quan đối ngoại Văn phòng Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ CMLTCHMNVN, hiện là Trưởng ban Liên lạc CCBBLHQS Trại Davis cho biết: Việc sắp xếp các đoàn tại Trại Davis là có chủ đích, khi Chính phủ VNCH muốn cô lập, ngăn không cho đoàn ta có điều kiện tiếp xúc với người dân Sài Gòn, đồng thời dễ bề kiểm soát thông tin, phá sóng, gây nhiễu điện tín của ta. Trước sự việc này, hai đoàn đại biểu quân sự của ta vẫn bình tĩnh để đối chọi với âm mưu của địch.
Đại tá Đinh Quốc Kỳ, nguyên sĩ quan liên lạc của Đoàn Đại biểu quân sự Chính phủ CMLTCHMNVN cho biết, ngoài những thủ đoạn trên, địch còn gây khó cho ta là đặt máy nghe trộm nơi hai đoàn đại biểu quân sự của ta ở Trại Davis. Khi đó, Ban An ninh của đoàn phải dò từng nơi và phát hiện một số thiết bị nghe trộm được gắn rất tinh vi trong tường, nên tháo được các thiết bị này để bảo đảm bí mật.
Binh lính VNCH canh gác bên ngoài Trại Davis (Ảnh: T.L) |
Binh lính VNCH canh gác bên ngoài Trại Davis (Ảnh: T.L) |
Với sự đấu tranh trực diện, quyết liệt, khôn khéo và đầy quả cảm của các thành viên trong Ban Liên hợp quân sự của ta đã góp phần thúc đẩy việc hoàn thành trao trả tù quân sự và tù dân sự của các bên bị bắt trong chiến tranh, buộc quân đội Mỹ và quân đồng minh phải rút hết ra khỏi miền Nam trong vòng 60 ngày. Đây là yếu tố quan trọng nhất làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường, có lợi cho cách mạng, tạo ra bước ngoặt quyết định và là điều kiện chủ yếu để đi đến “đánh cho Ngụy nhào”.
Chiến sĩ Phạm Văn Lãi và Nguyễn Văn Cẩn cắm cờ giải phóng trên đỉnh tháp nước tại Trại Davis lúc 9h30 phút ngày 30/4/1975 (Ảnh: T.L) |
Chiến sĩ Phạm Văn Lãi và Nguyễn Văn Cẩn cắm cờ giải phóng trên đỉnh tháp nước tại Trại Davis lúc 9h30 phút ngày 30/4/1975 (Ảnh: T.L) |
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên từng đánh giá: “Nếu như Hội nghị Paris về Việt Nam là thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao kéo dài, đầy khó khăn và phức tạp thì cuộc đấu tranh buộc đối phương phải tuân thủ các điều khoản của Hiệp định Paris là cuộc đấu trí, đấu lý hết sức cam go và quyết liệt”.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp thiết thực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 12/9/2011, hai đoàn đại biểu quân sự của ta tại Trại Davis đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 9/3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Trại Davis.
Ngày 23/5, thông tin từ Công an xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng của địa phương đã kịp thời ngăn chặn cháu bé 13 tuổi, trầm cảm có ý định nhảy cầu Thăng Long tự tử. Kiến ThứcCháu bé được lực lượng chức năng bàn giao lại cho gia đình.1 Trước đó, khoảng 7h30 ngày 22/5, Công an xã Hải Bối (huyện Đông Anh), tiếp nhận thông tin một cháu bé có biểu hiện trầm cảm trên cầu Thăng Long. Lúc công an tiếp cận, cháu khai...
Ngày 21.8, Tòa án nhân dân TPHCM đã tiếp nhận hồ sơ vụ án 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền,...
TP Hồ Chí Minh - Công an Quận 12 đang xác minh vụ việc cụ bà đơn thân 85 tuổi bị người đàn ông chửi bới, đánh đập tại cơ...
Chiều 27.2, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động...
Các nạn nhân đi trên xe ô tô con gặp tai nạn ở tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua tỉnh TT-Huế (trong đó có 2 nạn nhân đã tử vong) là người thân trong một nhà.
Nguyễn Nhật Linh, học sinh lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Sơn Tây, là con của chị Hoàng Thị May – công nhân Công ty Cổ phần May Sơn Hà....
Bình Thuận chuyển 619 ha rừng thành hồ chứa nước nhằm giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước cho vùng đất khô cằn, nơi nước quý như 'ngọc', theo Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An.
Công an huyện Ia Grai đã tạm giữ T.N.H. (20 tuổi trú tại thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) liên quan tới việc nữ sinh lớp 10 nhắn tin cầu cứu gia đình rồi mất liên lạc.
Khánh Hòa - Một thương lái hiện đang nợ người nuôi tôm hùm nhiều tỉ đồng. Việc không trả nợ của thương lái khiến nhiều người nuôi tôm gặp khó...