Nhà văn Bắc Sơn và cái kết có hậu cho một “phu chữ”

12:10 19/06/2023
Nhà văn Bắc Sơn và tiểu thuyết "Lửa đắng" của ông. Ảnh: Việt Văn

Gặp nhà văn Nguyễn Bắc Sơn chúc mừng khi năm nay ông cùng một lúc nhận hai giải thưởng uy tín. Đặc biệt là Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật dành cho tiểu thuyết “Lửa đắng” và Giải thưởng Văn học sông Mê Kông cho tiểu thuyết “Lính tăng”. Nguyễn Bắc Sơn không phải là người lợi khẩu, cũng không phải là người quen trả lời phỏng vấn, mà khá kiệm lời, nói ít với những từ ngữ khá dân dã, chân tình. Có lẽ năng lực của ông dồn hết vào câu chữ trong tác phẩm, nơi mà ông có dịp trình bày một con người khác của mình - con người văn chương.

“Con tằm nhả tơ”

Người ta có thể nói nhiều, viết kỹ, đi sâu mổ xẻ tác phẩm của ông từ cách chọn chủ đề, đề tài, cách xây dựng hình tượng nhân vật đến văn phong chữ nghĩa. Nhưng với tôi, nhà văn Bắc Sơn trước hết là một tấm gương thực sự về lao động. Ông là người lao động không mệt mỏi trên cánh đồng chữ nghĩa, đúng như chữ dùng “phu chữ” của nhà văn Lê Đạt, chứ tuyệt nhiên không phải là cuộc dạo chơi văn chương như nhiều người hay nói. Về hưu rồi mới “rút ruột” viết văn chuyên nghiệp mà dám “chơi” ngay lĩnh vực tiểu thuyết (dù trước đó, ông đã viết truyện ngắn và ký) có thể coi như “đại bác” của văn chương. Bởi một nền văn học hùng hậu chắc chắn phải có những cây bút viết tiểu thuyết xuất sắc, chứ không thể chỉ là những tác giả truyện ngắn hay. Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn viết như trả nợ đời với hàng loạt tiểu thuyết như: “Luật đời cha và con”, “Lửa đắng”, “Gã tép riu”, “Vỡ vụn”, “Cuộc vuông tròn”, “Lính tăng”... rồi cuốn hồi ký “Ba chìm bảy nổi” mà cuốn nào cũng dày dạn từ 400 - 600 trang, đoạt nhiều giải thưởng danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều đơn vị, ban ngành khác...

Điểm nổi bật thứ hai là ông có khả năng “chuyển hệ” nhanh chóng. Sau một mảng đề tài về đời sống cán bộ công chức có thể coi như “đặc sản” của riêng ông, Nguyễn Bắc Sơn dấn thân vào công cuộc làm mới mình để cho ra đời một “Lính tăng” với nhiều tìm tòi trong cách kể chuyện và tiếp đó là một cuốn hồi ký có giá trị gần như tổng kết cuộc đời mình “Ba chìm bảy nổi” với một cách phục dựng chân dung bản thân gắn với những nhân vật, sự kiện, chi tiết lịch sử. Nói “gần như” bởi sau cuốn hồi ký đó, ông lại bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết mới với nhiều chất liệu của cuộc sống đương đại.

Dù đi vào bất cứ chủ đề gì, thì số phận con người gắn liền với số phận của những giai đoạn lịch sử, thời kỳ của đất nước luôn chi phối ngòi bút của ông - một nhà văn với trách nhiệm công dân rõ nét.

Với văn phong, Nguyễn Bắc Sơn thể hiện sự quan sát, lắng nghe hơi thở của cuộc sống, để chắt lọc rồi cho vào tác phẩm. Ông biết tùy vào thể loại, câu chuyện để hoặc tung tẩy, ngẫu hứng trong ngôn từ như trong “Gã tép riu”, hoặc cẩn trọng, rành mạch trong “Lửa đắng”. Nhưng trên hết, với phẩm chất sẵn có của một nhà giáo đã ăn sâu vào máu, ông luôn thận trọng và kỹ lưỡng trong việc sử dụng ngôn từ, lắp ghép những con chữ vào nhau trong một kết cấu, bố cục để sao cho “ý tại ngôn ngoại”.

Tác phẩm chính luận nổi trội nhất “Lửa đắng” đem lại cho ông Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, là sự tưởng thưởng xứng đáng được ông đón nhận với niềm vui trong sự điềm tĩnh. Nói theo ngôn ngữ dân dã của ông là cũng “bõ” cho những ngày tháng nhọc nhằn viết nói chung và sự “mang nặng đẻ đau” cũng như số phận thăng trầm của “Lửa đắng” nói riêng, nói như ông là “lên bờ xuống ruộng” khi 8 nhà xuất bản từ Bắc vào Nam từ chối với lí do “phạm húy” vì hồi đó, chả có địa phương nào, tỉnh nào bí thư kiêm chủ tịch mà nhân vật trong truyện: Trần Kiên là Bí thư kiêm Chủ tịch quận Lâm Du. “Lửa đắng” đã mổ xẻ cơ chế điều hành Nhà nước với các nhân vật từ thấp đến cao. Sau này, dù đã xuất bản sách, NXB Lao Động vẫn phải báo cáo lên Ban Tuyên giáo TƯ, nhà thơ Nghiêm Huyền Vũ ở Vụ Văn hóa Văn nghệ đã thẩm định sách và nói rõ: Ở đây tâm thế của người viết là “tự chỉ trích” mang tính xây dựng chứ không phải ở bên ngoài “ném đá” vào.

“Lửa đắng” được soi chiếu dưới nhiều lăng kính

Nhà văn Ma Văn Kháng đã đọc “Lửa đắng” dày hơn 600 trang với một sự chậm rãi, nhẩn nha vì “tiểu thuyết là thể loại đủng đỉnh” như nhận xét của Oóctêga Y Gassét, tiểu thuyết gia Tây Ban Nha. Trong bài phê bình “Lửa đắng Bức tranh toàn cảnh hôm nay” đăng trên Báo Văn Nghệ, nhà văn Ma Văn Kháng đã nhận xét “Cuốn sách làm ta sục sôi vì sự kiện liên tục sự kiện. Vì không gian chuyển đổi liên tục. Vì các tình huống nối tiếp tình huống”. Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng “Nguyễn Bắc Sơn rất am hiểu nhiều mặt, kể cả các mặt trái, mặt tối tăm của cuộc sống hôm nay. Anh thông thạo đến chi li, ngóc ngách mọi mặt đời sống, từ cao sang tới tầm thường... thậm chí nhiều khoản mục đạt tới mức quái kiệt.

Ông phân tích sâu về các nhân vật chính trong “Lửa đắng” và cho rằng Kiên là một nhân vật gây ấn tượng, một thành công của “Lửa đắng”. Cái thành công của Nguyễn Bắc Sơn theo ông Ma Văn Kháng còn là đi vào một chủ đề khó, khi bàn bạc, xử lí những vấn đề chính trị, xã hội có tầm vĩ mô và đã cố gắng giảm tối đa những trang viết khô khan mà dĩ bất biến, ứng vạn biến, tạo nên một lực hút tổng hợp mạnh mẽ, đẩy cuốn sách vào giữa dòng đời sục sôi đổi mới.

Thạc sĩ Trần Việt Hà trong bài “Nhân vật lí tưởng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn” trên tạp chí “Lí luận Phê bình văn học nghệ thuật” 8.2018, đã viết: “Nhân vật lí tưởng rất hiếm trong văn học. Nó phải đạt được những chuẩn toàn vẹn về đạo đức, lối sống, phải tiêu biểu và đại diện cho ước mơ, khát vọng lớn lao những cũng rất thực tế của toàn xã hội trong từng thời kì nhất định”. Nhân vật Tổng Bí thư trong “Lửa đắng” là một nhân vật tầm cỡ, chịu trách nhiệm xử lí những vấn đề chiến lược, vĩ mô quốc gia lần đầu tiên có mặt trên văn đàn Việt. Và nhân vật này được nhà văn xây dựng trong cơn vặn mình, lột xác dữ dội của công cuộc đổi mới với bao biến cố, áp lực lớn... Và tác giả nêu rõ: Nguyễn Bắc Sơn được coi là một nhà văn sung sức nhất hiện nay trong mảng tiểu thuyết luận đề về xã hội.

“Lính tăng” và những chuyện khác

Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn trước đó đã từng nhận Giải thưởng Văn học sông Mê Kông năm 2016 với cuốn ký “Chúng ta đến với nhau” và 7 năm sau - năm 2023, ông lại nhận Giải thưởng Văn học Mê Kông lần thứ hai với tiểu thuyết “Lính tăng” dày gần 600 trang. Đây là dấu mốc đánh dấu sự chuyển mình ngoạn mục của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn khi rời bỏ địa hạt cũ sang một lãnh vực mới hoàn toàn. “Lính tăng” dựa vào sự kiện lịch sử, bối cảnh truyện từ khi lính tăng Việt Nam xuất hiện ở Lào từ năm 1969 đến năm 1975... với nhân vật chính từ 2 nguyên mẫu là đại tá Nguyễn Văn Nhã và Trần Văn Vụ, một người là lính thông tin, một người là lái xe.

“Lính tăng” của Bắc Sơn đã kết hợp tính tư liệu của các sự kiện lịch sử với sự hư cấu của tiểu thuyết. Người đọc vừa được thưởng thức sự tái hiện của lịch sử nhưng đó chỉ là cái phông nền để từ đó ông mô tả, phân tích cảm xúc của nhân vật, “nội soi” thế giới nội tâm của họ một cách tinh vi. “Lính tăng” nói về chiến tranh, nước mắt, nụ cười với thông điệp nhân văn của tác giả được gửi gắm rất rõ...

Và cũng như nhiều cuốn sách trước đây, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn rất chú trọng về ngôn ngữ: “Văn chương đi liền với chữ nghĩa, chữ nghĩa phải chuẩn mực, chi tiết sử dụng phải “đắc địa”.

Khi được hỏi “Điều gì làm ông đau đáu nhất?”, nhà văn đã trả lời: Viết một cuốn sách hay là khó nhất. Viết về quá khứ cũng khó, giả tưởng cũng khó nhưng viết về cuộc sống ngày hôm nay với bao nhiêu vấn đề của nó và lí giải ở những lăng kính đa chiều là cực khó.

***

Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn tên khai sinh là Nguyễn Công Bác, thoát li gia đình từ nhỏ, 9 tuổi đã tham gia Đoàn thiếu nhi nghệ thuật Lưu Hữu Phước, sau học khoa Văn - Đại học Sư phạm Hà Nội, làm thầy giáo dạy Văn, làm cán bộ quản lí báo chí xuất bản và bản quyền ở Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội... Về hưu, ông viết văn với sức sáng tạo mãnh liệt, với hàng chục cuốn sách, chủ yếu là tiểu thuyết chính luận, tâm lí xã hội. Khi viết, ông đóng cửa ngồi viết liền mấy tháng, không đi ra ngoài, và hạn chế mọi giao tiếp.

Nhà văn Ma Văn Kháng nói: Người ta có trăm ngàn tỉ trong Ngân hàng Quốc gia, chú (tức nhà văn Nguyễn Bắc Sơn) chỉ có 25 đầu sách trong Thư viện Quốc gia.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn thường rất hấp dẫn. Hấp dẫn bởi nó rất thật. Mê hoặc người đọc mà không cần dùng đến phấn son đâu dễ. Đấy là cái tài của tác giả cũng là sự đóng góp rất cần được ghi nhận của Nguyễn Bắc Sơn trong văn học đương đại.

Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn luôn lặng lẽ, tránh những ồn ào không cần thiết để tập trung cho sáng tác. Ông là một trong những cây bút sung sức, giàu năng lượng sáng tạo trên địa hạt tiểu thuyết - lĩnh vực đòi hỏi một vốn kiến văn vừa rộng, vừa sâu và khả năng triển khai bút pháp thâm hậu”.

Có thể bạn quan tâm
Anh Đoàn Chí Hải tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sóc Trăng

Anh Đoàn Chí Hải tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sóc Trăng

14:10 27/09/2024

Sáng 27/9, Đại hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Sóc Trăng lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029 bước sang phiên trọng thể. Đại hội đã hiệp thương chọn cử 35 anh, chị vào Uỷ ban Hội khoá mới, anh Đoàn Chí Hải - Phó bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sóc Trăng khóa VI tái đắc cử Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.

Giữ di sản nghề vàng bạc đất kinh kỳ bằng hoạt động văn hóa

Giữ di sản nghề vàng bạc đất kinh kỳ bằng hoạt động văn hóa

17:00 25/04/2023

Tọa lại tại trung tâm Thủ đô, đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc không chỉ là di tích làng nghề cổ, mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thu hút hàng ngàn khách tham quan.

Không gian Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng mãi trong lòng tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Không gian Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng mãi trong lòng tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

10:50 25/07/2024

Từ sáng sớm ngày 25/7, nhiều đoàn viên, thanh niên TPHCM đã đến “Không gian Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng mãi trong lòng tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh” tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM để tưởng nhớ về Tổng Bí thư.

Đưa đóa sen và con ốc về hiện vật gốc Bồ tát Tara

Đưa đóa sen và con ốc về hiện vật gốc Bồ tát Tara

23:51 09/12/2023

Đóa sen và con ốc bị đứt lìa của bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara đã được bàn giao về với nơi lưu giữ bức tượng gốc tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm TP Đà Nẵng

Rắn hổ vào nhà dân 'trộm dép' tông lào

Rắn hổ vào nhà dân 'trộm dép' tông lào

14:30 16/11/2023

Bị người dân ném dép xua đuổi, con rắn hổ trâu (hổ dện, hổ hèo, long thừa) ngoạm chặt chiếc dép rồi rời đi trong thế ngẩng cao đầu.

Thêm một người Làng Nủ tử vong

Thêm một người Làng Nủ tử vong

22:10 20/09/2024

Sau hơn 1 tuần được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức tích cực điều trị, nam thanh niên bị chấn thương nặng trong vụ lũ quét tại Làng Nủ (Lào Cai) đã không qua khỏi, được gia đình xin về nhà chiều 20-9.

Người đàn ông nhập viện với chiếc kéo đâm xuyên cổ

Người đàn ông nhập viện với chiếc kéo đâm xuyên cổ

01:10 22/02/2024

Người đàn ông 44 tuổi được đưa đến viện tại Cẩn Thơ cấp cứu trong tình trạng chiếc kéo đâm vào cổ xuyên giữa thân đốt sống ngực.

Máy bay chở 61 người rơi xuống khu dân cư, không ai sống sót

Máy bay chở 61 người rơi xuống khu dân cư, không ai sống sót

11:00 10/08/2024

Tất cả hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay của Voepass đều thiệt mạng sau khi rơi xuống bang Sao Paulo chiều 9/8.

Trưởng Ban tổ chức Lê Xuân Sơn: 'Ở đâu Chủ Nhật Đỏ cũng là ngày hội lan tỏa tinh thần hiến máu cứu người'

Trưởng Ban tổ chức Lê Xuân Sơn: 'Ở đâu Chủ Nhật Đỏ cũng là ngày hội lan tỏa tinh thần hiến máu cứu người'

10:20 24/12/2023

Phát biểu tại Ngày hội chính Chủ Nhật Đỏ 2024, ông Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức - cho biết Chủ Nhật Đỏ đã từ Hà Nội lan ra các tỉnh phía Bắc, vào TPHCM, tỏa xuống Đồng bằng Sông Cửu Long, dọc theo các tỉnh miền Trung, vươn tới các buôn làng Tây Nguyên. Ở đâu Chủ Nhật Đỏ cũng là ngày hội. Ở đâu Chủ Nhật Đỏ cũng làm tốt nhiệm vụ huy động số đơn vị máu hiến càng nhiều càng tốt để điều trị bệnh, cứu người và...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới