Ngày 26-6, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã được trả tự do sau phiên tòa trên đảo Saipan, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo Hãng tin Reuters, trong phiên tòa kéo dài 3 giờ tại đảo Saipan, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã chính thức nhận một tội danh hình sự về việc âm mưu lấy và tiết lộ các tài liệu mật về quốc phòng của Mỹ.
Ông tin rằng Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ (vốn bảo vệ quyền tự do ngôn luận) đã giúp che chở cho các hoạt động của ông.
Thẩm phán Mỹ Ramona V. Manglona đã chấp nhận việc ông Assange nhận tội và trả tự do cho nhà sáng lập WikiLeaks do ông này đã mãn hạn tù sau thời gian giam giữ tại Anh từ năm 2019.
Trước đó, hôm 25-6, ông Assange đã đạt được thỏa thuận nhận tội để ông không còn bị giam giữ và chấm dứt hành trình pháp lý kéo dài 14 năm. Đây là thỏa thuận của ông Assange với Bộ Tư pháp Mỹ.
Theo thỏa thuận, ông Julian Assange nhận 1 tội danh và lĩnh án 62 tháng tù giam cho tội danh này. Nhưng thời gian ông bị giam giữ ở Anh (hơn 62 tháng) sẽ được tính vào bản án, do đó ông Assange sẽ không cần phải ngồi tù thêm nữa ở Mỹ, Anh hoặc bất kỳ nơi nào khác
Ngày 25-6, ông Assange đã rời Anh và đến Saipan trình diện tòa trên đảo. Sau khi kết thúc phiên tòa kéo dài 3 giờ ở Saipan vào ngày 26-6, ông Julian Assange đã rời Saipan trên một chiếc máy bay riêng có Đại sứ Úc tại Mỹ và Anh đi cùng. Theo lịch trình, máy bay hạ cánh xuống Canberra (Úc), nơi ông sẽ đoàn tụ với gia đình, vào cùng ngày.
Ngày 26-6, Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết ông "rất hài lòng" với thỏa thuận nhận tội giúp chấm dứt hành trình pháp lý kéo dài nhiều năm của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange, cho phép ông này trở về Úc với tư cách là một người tự do.
Bà Jen Robinson, luật sư của ông Assange, nói với báo giới rằng đây là một "ngày lịch sử", giúp "chấm dứt 14 năm đấu tranh pháp lý".
Ông Julian Assange sáng lập WikiLeaks vào năm 2006. WikiLeaks là một tổ chức truyền thông phi lợi nhuận và là nơi xuất bản các tài liệu bị rò rỉ.
Năm 2010, WikiLeaks đã gây chấn động thế giới khi công bố hàng trăm ngàn tài liệu mật quân sự Mỹ liên quan đến chiến tranh Afghanistan và Iraq. Đây được coi là vụ rò rỉ an ninh nghiêm trọng nhất trong lịch sử quân đôij Mỹ. Bên cạnh tài liệu quân sự, WikiLeaks còn tiết lộ hàng loạt bức điện ngoại giao nhạy cảm.
Ông Assange bị truy tố dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump liên quan đến hành động công bố ồ ạt các tài liệu mật của Mỹ. Nguồn gốc rò rỉ được xác định là Chelsea Manning, cựu phân tích tình báo quân sự Mỹ, người cũng bị truy tố theo Luật Gián điệp.
Ba Lan cho biết từng nhận được lệnh bắt của Đức đối với công dân Ukraine bị nghi đánh bom đường ống khí đốt Nord Stream, song không kịp bắt.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/12.
Hoàng tử Arab Saudi Talal bin Abdulaziz bin Bandar Al Saud qua đời ở tuổi 62, truyền thông Arab cho biết nguyên nhân là vụ rơi chiến đấu cơ trong lúc diễn tập.
Nghị sĩ đảng Move Forward Chonthicha Jaengraew bị kết án hai năm tù vì tội khi quân vì bài phát biểu khi tham gia biểu tình năm 2021.
Ukraine đang tìm cách tăng cường quốc phòng và an ninh cùng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi chuẩn bị tiến tới thành lập tổ chức chung đầu tiên.
Gần 10.000 người sơ tán khỏi Kharkov, tăng hơn gấp đôi trong một tuần từ khi Nga phát động chiến dịch tấn công nhằm vào khu vực.
Ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thành công vệ tinh do thám, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có những phản ứng đầu tiên.
Ít nhất 3 người thiệt mạng và 15 người bị thương sau khi một vụ tấn công bằng dao xảy ra tại siêu thị ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Đám đông biểu tình phản đối Hồi giáo đụng độ với cảnh sát tại Southport, sau khi ba bé gái bị đâm chết tại trường dạy múa.