Ba Lan cho biết từng nhận được lệnh bắt của Đức đối với công dân Ukraine bị nghi đánh bom đường ống khí đốt Nord Stream, song không kịp bắt.
Cơ quan công tố Ba Lan hôm nay cho biết họ hồi tháng 6 nhận được lệnh bắt thợ lặn Ukraine Volodymyr Z, người mà giới chức Đức tin rằng đã gài thiết bị nổ trên đường ống dẫn khí đốt Nord Stream năm 2022. Giới chức Đức phát lệnh bắt Volodymyr Z để tiến hành các thủ tục tố tụng ở nước này.
"Volodymyr Z cuối cùng không bị bắt vì anh ta đã rời lãnh thổ Ba Lan hồi đầu tháng 7 bằng cách vượt qua biên giới Ba Lan - Ukraine", cơ quan công tố Ba Lan thừa nhận.
Công tố viên Ba Lan cho biết nghi phạm rời khỏi Ba Lan vì tòa án Đức không "đưa anh ta vào cơ sở dữ liệu những người bị truy nã" khi ban hành lệnh bắt.
"Lực lượng biên phòng Ba Lan đã không biết và không có căn cứ để bắt Volodymyr Z", cơ quan này nói.
Hai đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 từ Nga sang Đức qua biển Baltic bị hư hại sau các vụ nổ hồi tháng 9/2022. Vào thời điểm đó, các đường ống đều đang không hoạt động. Hai vị trí Nord Stream rò rỉ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Thụy Điển và hai nằm trong EEZ của Đan Mạch.
Đan Mạch cùng Thụy Điển và Đức, ba quốc gia gần hiện trường nhất, sau đó mở cuộc điều tra và kết luận đây là hành động phá hoại. Tuy nhiên, hồi tháng 2 năm nay, Thụy Điển và Đan Mạch lần lượt thông báo dừng điều tra do không đủ thẩm quyền và không đủ cơ sở cần thiết để theo đuổi vụ án.
Ngay sau khi các vụ nổ xảy ra, nhiều bên đã đổ lỗi cho Nga. Điện Kremlin khi đó phủ nhận mọi cáo buộc, gọi đây là "điều ngu ngốc và ngớ ngẩn". Tháng 2/2023, Bộ trưởng Tư pháp Đức thừa nhận "không thể chứng minh" Nga liên quan đến các vụ nổ.
Hồi tháng 3/2023, nhóm phóng viên điều tra Đức gây xôn xao khi công bố thông tin chỉ ra Ukraine liên quan tới vụ tấn công. Theo cuộc điều tra giữa đài truyền hình ARD và báo Die Zeit của Đức, 5 người đàn ông và một phụ nữ đã lên du thuyền Andromeda rời cảng Warnemunde ở Biển Baltic vào ngày 6/9/2022, khoảng 3 tuần trước vụ tấn công. Các điều tra viên của Văn phòng Cảnh sát Liên bang Đức (BKA) được cho là đã tìm thấy dấu vết chất nổ trên du thuyền giống với chất nổ phát hiện dưới đáy Biển Baltic.
Cuối tháng 8/2023, sau cuộc điều tra mở rộng, nhóm điều tra gồm 20 người từ tạp chí Đức Spiegel và đài truyền hình ZDF cũng kết luận "các manh mối đều chỉ về Ukraine".
Ukraine nhiều lần bác bỏ cáo buộc liên quan đến vụ đánh bom đường ống Nord Stream. Song các nhà điều tra Đức cho rằng thợ lặn Volodymyr Z nằm trong nhóm gài chất nổ mà các phóng viên điều tra nước này từng đề cập.
Ngoài Volodymyr Z, cuộc điều tra của Đức cũng xác định một người đàn ông và một phụ nữ Ukraine khác có liên quan tới vụ phá hoại, song chưa có lệnh bắt nào được ban hành với hai người này, theo truyền thông Đức.
Thùy Lâm (Theo AFP, Reuters)
Khi Nga giành thêm nhiều bước tiến trên chiến trường, Tổng thống Ukraine nhận thấy lựa chọn dành cho ông trong cuộc xung đột chỉ có tệ hoặc tệ hơn.
Tổng thống Macron đã chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Attal và chính phủ, nhưng yêu cầu họ giữ chức vụ đến khi nội các mới được thành lập.
Ngày 1/3, Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice - ICJ) cho biết, Nicaragua đã đệ đơn kiện Đức ra trước ICJ với cáo buộc cung cấp tài chính và viện trợ quân sự cho Israel, cũng như ngừng cấp kinh phí cho Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA).
Xung đột ở Ukraine đẩy chính quyền ly khai Transnistria ở Moldova vào tình thế khó khăn khi chịu áp lực từ nhiều bên, thúc đẩy họ tìm kiếm sự bảo vệ từ Nga.
Thủ đô Caracas và phần lớn Venezuela mất điện trong hôm 30-8, giữa lúc căng thẳng chính trị về sự kiện Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử.
Chính phủ Kazakhstan tuyên bố ngừng hợp tác với Tập đoàn ArcelorMittal sau vụ cháy khiến 25 người chết, gần 20 người mất tích tại một khu mỏ ngày 28-10.
Đội ngũ quan chức lãnh đạo Campuchia tiếp tục tại nhiệm bao gồm giới chức trong hệ thống hành chính đang giữ các vị trí, chức vụ Quốc vụ khanh, Phó Quốc vụ khanh, Cố vấn Chính phủ Hoàng gia...
Bị phát xít Nhật bao vây trong Thế chiến II, thủy thủ Hà Lan dùng cành cây ngụy trang chiến hạm Abraham Crijnssen thành 'hòn đảo' để thoát ra ngoài an toàn.
Iran sẵn sàng đáp trả các hành động gây hấn của Israel, trong khi Tel Aviv tuyên bố sẽ lại đánh nếu Tehran có vòng leo thang mới. Các cuộc 'ăn miếng trả miếng' giữa Israel và Iran làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn ở khu vực.