Nhà ngoại giao nữ có những phẩm chất gì, làm thế nào đảm bảo sức khỏe để chịu được áp lực công việc, gia nhập Bộ Ngoại giao có cần phải "con nhà nòi"...
Những câu hỏi của các bạn Gen Z liên tục được nêu ra trong cuộc trao đổi tại tòa soạn Báo Thế giới và Việt Nam vào chiều nay, 24/6. Cuộc trao đổi có sự tham gia của Phó Tổng Biên tập Hoàng Diễm Hạnh, xoay quanh chủ đề về phụ nữ ngoại giao, diễn ra đúng vào dịp Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao (24/6).
Nhà ngoại giao nữ từ góc nhìn của Gen Z |
Buổi nói chuyện là một hoạt động hưởng ứng Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao 24/6. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Buổi nói chuyện là một hoạt động trong chuyến tham quan học tập tại tòa soạn của các bạn học sinh, sinh viên một số trường học trên địa bàn Hà Nội. Điểm chung của những vị khách nhí của tòa soạn là quan tâm đến báo chí và ngoại giao, mong muốn tìm hiểu công việc của những nhà báo, nhà ngoại giao, đặc biệt là các nhà ngoại giao nữ, khi phần lớn các thành viên trong đoàn là nữ sinh.
Tại sự kiện, đại diện Báo Thế giới và Việt Nam đã giới thiệu về lịch sử ra đời của Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao, với việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết ghi nhận vào ngày 20/6/2022. Theo Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, ông Abdulla Shahid, nghị quyết này mở ra cánh cửa để thảo luận về những thách thức mà phụ nữ trong ngành ngoại giao phải đối mặt và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo. Chính vì thế, buổi nói chuyện tại cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao hưởng ứng ngày đặc biệt này, góp phần vào thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao, như được nêu trong Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Thông qua phần trình bày khái quát về bức tranh phụ nữ ngoại giao thế giới và các nhà ngoại giao nữ nổi tiếng của Việt Nam cũng như chia sẻ của bà Hoàng Diễm Hạnh, các bạn trẻ đã có hình dung về công việc của phụ nữ ngoại giao, đặc biệt là những tên tuổi lớn như bà Nguyễn Thị Bình - nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, bà Hồ Thể Lan - Người phát ngôn đầu tiên của Bộ Ngoại giao, bà Tôn Nữ Thị Ninh - "quý bà độc đáo" của ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga - nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên... Hành trình tìm hiểu của các bạn trẻ cũng bao gồm những nhà ngoại giao nữ đương nhiệm nổi tiếng như hai nữ Thứ trưởng cùng tên Hằng (bà Lê Thị Thu Hằng và bà Nguyễn Minh Hằng), những nhà ngoại giao đứng đầu các đơn vị trong Bộ Ngoại giao hay những Đại sứ "đi giày cao gót" đang công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài...
Các bạn trẻ chia sẻ cảm nhận và đặt câu hỏi về phụ nữ ngoại giao. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Trả lời câu hỏi của các bạn trẻ, đại diện Báo Thế giới và Việt Nam điểm lại những phẩm chất thường gắn với phụ nữ ngoại giao như bản lĩnh, quyết đoán, khéo léo, nhạy bén, mềm mại, chu đáo, tỉ mỉ... và không thể thiếu là tự tin. Bên cạnh áp lực công việc và gánh nặng định kiến xã hội, những nhà ngoại giao nữ còn đảm đương sứ mệnh người vợ, người mẹ, chăm lo và "giữ lửa" tổ ấm gia đình. Do đó, việc cân bằng giữa "việc cơ quan" và "việc nhà" cũng đòi hỏi các kỹ năng như sắp xếp thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch và dành thời gian để nạp năng lượng... Để đảm đương khối lượng công việc khổng lồ, thường xuyên va chạm trong môi trường quốc tế, việc rèn luyện sức khỏe rất cần thiết đối với nhà ngoại giao nữ, có thể thông qua những bài tập yoga, đạp xe hay chạy bộ...
Trở thành nhà ngoại giao nữ có nhất thiết phải là "con nhà nòi", với nền tảng là trong gia đình có người theo đuổi ngành ngoại giao? Câu trả lời là không. Thực tế không ít nhà ngoại giao hiện này không có "xuất thân cơ bản". Đơn cử như Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, bố mẹ hoạt động trong ngành xây dựng. Bà tốt nghiệp khoa phiên dịch tiếng Nga của trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và cái "duyên nghề" ngoại giao của bà xuất hiện khi tình cờ đọc được thông báo tuyển dụng của Bộ Ngoại giao trên báo Hà Nội Mới. Bà quyết định thi tuyển, mục đích là “thử sức” xem có vượt qua được các “đối thủ” chuyên Anh, chuyên Pháp không...
Hơn hai tiếng trao đổi trong không khí thoải mái, với những câu chuyện nghề, chuyện nghiệp của những nhà ngoại giao nữ đã giúp các bạn trẻ hiểu thêm phần nào về công việc và cuộc sống của những nhà ngoại giao thuộc "phái yếu" nhưng không "yếu" chút nào. Dù trong hoàn cảnh nào, họ không ngừng phát huy giá trị vốn có của mình, nỗ lực đảm nhiệm tốt những vị trí, vai trò được giao phó, cấu thành "một nửa" của ngành ngoại giao Việt Nam, góp phần vào xây dựng cơ đồ, vị thế và uy tín quốc tế mà đất nước ta chưa bao giờ có được như hiện nay.
Phó Tổng Biên tập Hoàng Diễm Hạnh cùng các bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Ukraine cáo buộc New York Times 'làm việc cho Nga', sau khi đăng bài viết về triển vọng đàm phán hòa bình Moskva - Kiev.
Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu phương tiện để ứng phó chiến dịch quân sự của Moscow.
Cả binh sĩ Nga và Ukraine đều dùng lưới thép để che chắn chiến hào, hầm trú ẩn, khi đối phương tăng cường sử dụng UAV tự sát tập kích.
Không quân Mỹ đổi tên đơn vị chuyên đóng vai quân địch thành phi đoàn tiêm kích đánh chặn, định danh chưa từng được dùng từ thời Chiến tranh Lạnh.
Lữ đoàn Ukraine đăng video cho thấy thiết giáp BMP-1U Shkva, dòng xe Nga thu từ Gruzia và từng trưng bày ở bảo tàng, bị phá hủy gần Avdeevka.
Ngày 31-7, Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) khẳng định thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh đã bị ám sát khi đang có mặt tại thủ đô Tehran của Iran.
Xe rước linh cữu Phó tổng thống Malawi Chilima, người thiệt mạng trong tai nạn máy bay, đâm vào đám đông khiến 4 người chết và 12 người bị thương.
Ngày 5/9, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan kêu gọi Triều Tiên không cung cấp bất kỳ vũ khí sát thương nào cho Nga, đồng thời, nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ phải trả giá nếu quyết định làm điều này.
Tổ chức Jihad Hồi giáo, nhóm đồng minh của Hamas, đăng video cho thấy nam con tin kêu gọi người Israel tăng áp lực lên chính phủ để giải cứu họ.