Theo thông tin từ gia đình, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam Nguyễn Q.Thắng đã lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng lúc 23h15 ngày 1-1-2024.
Ông Nguyễn Q.Thắng tên thật là Nguyễn Quyết Thắng, được xem là nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam nổi tiếng.
Ông Nguyễn Q. Thắng sinh năm 1940 tại Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Từ một cậu bé chăn trâu ở làng quê nghèo, ông đã nỗ lực học hành và lấy được bằng tiến sĩ.
Ông Thắng từng là giảng viên Trường đại học Sư phạm Cần Thơ, sau đó là Đại học Sư phạm TP.HCM cho đến ngày nghỉ hưu.
Ông có khoảng 60 công trình nghiên cứu giá trị về lịch sử và văn học Việt Nam.
Có thể kể ra như: Huỳnh Thúc Kháng - Con người và thơ ca, Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký (dịch thuật), Tìm hiểu một tác phẩm văn chương, Âm vị học và ngữ học Việt Nam, Phan Châu Trinh - cuộc đời và tác phẩm, Hoàng Sa - Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế, Tiến trình văn nghệ miền Nam, Khoa cử và giáo dục Việt Nam, Đường phố TP.HCM…
Tiến sĩ Đoàn Lê Giang trải lòng trên trang cá nhân: "Đối với chúng tôi, Nguyễn Q.Thắng là nhà nghiên cứu bậc đàn anh.
Gặp anh lần đầu tiên năm 1985 ở hội thảo về Phan Văn Trị (Cần Thơ), khi anh đang giảng dạy ở đó.
Sau anh chuyển về Đại học Sư phạm TP.HCM, tôi thường trao đổi tư liệu, đưa anh mượn những tài liệu anh cần và được anh tặng sách.
Đôi lần đến thăm anh tôi ngạc nhiên về sự uyên bác và sức viết dồi dào của Nguyễn Q.Thắng.
Anh có rất nhiều tư liệu quý, luôn tìm tòi, khám phá những hướng nghiên cứu mới".
Ông Đoàn Lê Giang cũng lý giải khi viết sách ông Thắng luôn ký là Nguyễn Q.Thắng, vì vậy khi ghi thư mục mà đề tên thật của ông là sai. Có người luận tên ông là Nguyễn Quang Thắng lại càng sai hơn.
Tang lễ ông Nguyễn Q.Thắng được tổ chức tại Vãng sanh đường của chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM).
Lễ động quan lúc 7h ngày 4-1, sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
Đoàn Thanh niên BIDV chi nhánh Mỹ Đình vừa phối hợp với Thành Đoàn Hà Nội và Đoàn Thanh niên các đơn vị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ GD&ĐT, Cục Thuế Hà Nội, tổ chức chương trình tình nguyện khánh thành lớp học và nhà đại đoàn kết tại tỉnh Điện Biên năm 2024.
Ngày 7/12, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” và ra mắt Bộ tài liệu “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã”. Hội thảo đã khơi dậy tiềm năng, khát vọng vươn lên của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số và miền núi, tạo diễn đàn trao đổi về lãnh đạo, quản lý, về các rào cản giới mà phụ nữ gặp phải.
Ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mạnh mẽ hoạt động đưa văn hóa truyền thống truyền dạy cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc ở các địa phương.
Khảo sát thực địa xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, thành lập đội hình tình nguyện, phát động thi đua 30 ngày cao điểm… là những phần việc được tổ chức Đoàn các địa phương khẩn trương thực hiện nhằm hỗ trợ hiệu quả việc thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
8h sáng, cô Sùng Thị Giang chân đi ủng, mặc áo mưa, cầm xô hối hả tát nước ra khỏi lớp học.
Tại Ngày hội Giao lưu văn hóa Việt Nam-Lào-Campuchia, các lưu học sinh Lào và Campuchia có dịp giới thiệu nét văn hóa Tết cổ truyền của nước mình; được nhận những phần quà cùng lời chúc tốt đẹp.
Tại Lễ khởi động Tháng Thanh niên 2024 của Huyện Đoàn Thanh Chương và Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa. Nhiều phần quà cũng được trao tặng đến các em học sinh, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Tỉnh Đoàn Kon Tum vừa trao Quyết định kết nạp đoàn viên, thẻ đoàn viên, huy hiệu đoàn cho 100 thanh niên ưu tú trên địa bàn huyện Ngọc Hồi.
Lễ hội hoa Sa Đéc diễn ra lần đầu tại Quảng trường TP Sa Đéc với chủ đề Tình đất - Tình hoa, từ ngày 30/12/2023 đến 5/1.