Người trên 60 tuổi tại Việt Nam bình quân mắc 3-4 loại bệnh, tại sao?

14:50 10/11/2023

Người cao tuổi tại Việt Nam đang chịu nhiều gánh nặng bệnh tật, người trên 60 tuổi bình quân mắc 3-4 loại bệnh.

Toàn cảnh hội nghị Lão khoa toàn quốc lần thứ 4 tại Hà Nội - Ảnh: D.LIỄU

Sáng 10-11, hội nghị Lão khoa quốc gia lần thứ 4 do Hội Lão khoa Việt Nam và Bệnh viện Lão khoa trung ương tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Nhiều người khi trẻ chưa quan tâm đến sức khỏe nên mắc nhiều bệnh về già

Theo ông Nguyễn Trung Anh - giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương - Việt Nam đang là một trong số 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, ước tính đến năm 2035 có khoảng hơn 21 triệu người cao tuổi.

"Người cao tuổi trong xã hội vẫn là một nguồn lực rất quan trọng. Họ là những người có kiến thức, kĩ năng chuyên môn và bề dày kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để họ tiếp tục làm việc và không trở thành gánh nặng.

Tuy nhiên thực tế, người cao tuổi Việt Nam mắc rất nhiều bệnh. Mỗi người trung bình chịu đựng 14 năm sau của cuộc đời với nhiều bệnh tật phối hợp.

Trong đó thông thường với người trên 60 tuổi bình quân mắc 3-4 bệnh. Đặc biệt, trong số người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc", ông Trung Anh nêu rõ.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Lão khoa trung ương, hiện nay nhiều người khi trẻ chưa quan tâm đến sức khỏe dẫn đến mắc nhiều bệnh về già. Người cao tuổi ở nước ngoài thường có sức khỏe tốt hơn bởi họ đã được giáo dục về cách tự chăm sóc bản thân.

  • Già hóa dân số tạo ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển

  • Việt Nam có trên 96 triệu người: dân số vàng, nhưng tốc độ già hóa đang tăng nhanh

  • Già hóa dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc

Nhều người 80 tuổi ở các nước châu Âu, Mỹ vẫn còn khỏe vì họ có thói quen tập luyện thể thao ngay từ thời trẻ, đến trung tuổi vẫn tập luyện tích cực.

"Tôi đã nói chuyện với một giáo sư người Pháp gần 90 tuổi nhưng một ngày vẫn đạp xe 15km, đi bộ 3km, bơi 3km. Họ có ý thức theo dõi, rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị hành trang khi tuổi già tốt", ông Trung Anh nói.

Các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, xương khớp có diễn biến từ 10 năm trước. Thế nhưng rất ít người ở độ tuổi trung niên đi khám, tầm soát để biết mình bị tiền đái tháo đường hay có sự dao động về huyết áp không.

"Vì không có được sự chuẩn bị tốt, không phòng ngừa sớm, đến độ tuổi cơ thể thay đổi, chế độ sinh hoạt vẫn như cũ thì sức khỏe giảm sút. Khi phát hiện ra bệnh thì hầu hết bệnh đã nặng, cần điều trị thường xuyên, tích cực.

Chính vì vậy mỗi người tự chăm sóc sức khỏe từ tuổi trẻ, tuổi trung niên để giảm gánh nặng bệnh tật khi về già", ông Trung Anh nói.

Già hóa dân số và thách thức đối với hệ thống y tế

Ông Trung Anh cho hay người cao tuổi thường đối mặt với các hội chứng lão khoa như hội chứng dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, sảng, tiểu không tự chủ, sarcopenia, suy giảm hoạt động chức năng...

"Hiện khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho người cao tuổi còn nhiều hạn chế, như thiếu các cơ sở y tế và nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi.

Bên cạnh đó hệ thống nhà dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, việc tăng cường chuyên môn cũng như cơ sở vật chất và nhân lực trong điều trị và chăm sóc người cao tuổi là một nhu cầu bức thiết và cần được quan tâm", ông nhận định.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Jean - Philippe David (trưởng khoa nội và lão khoa, Bệnh viện Henri Mondor, Pháp), cho hay tại Pháp hệ thống chăm sóc y tế lão khoa đã có nhiều bước phát triển.

"Trước đây, tại Pháp nhiều người cao tuổi không được chào đón khi đến bệnh viện. Chính phủ đã yêu cầu thành lập lĩnh vực lão khoa tại các bệnh viện để họ được chăm sóc y tế.

Bên cạnh đó, Pháp cũng có nhiều tổ chức hỗ trợ đối với người cao tuổi. Tại các địa phương sẽ có cộng đồng chuyên ngành để chăm sóc người già, họ ký kết với chính quyền sở tại và có trách nhiệm chăm sóc tất cả những người già trên địa bàn. Ngân sách do người bệnh chi trả một phần và được bảo hiểm chi trả một phần. Đây là mô hình hoạt động rất hiệu quả tại Pháp", ông Jean - Philippe David chia sẻ.

Chuyên gia người Pháp cũng cho rằng hiện nay tại Việt Nam có hệ thống y tế cơ sở, các trạm y tế xã bao phủ rộng khắp. Việt Nam có thể tạo nguồn đào tạo các nhân viên y tế cơ sở này để chăm sóc người cao tuổi.

Có thể bạn quan tâm
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã được bảo tồn thế nào?

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã được bảo tồn thế nào?

18:10 18/06/2024

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969, Bộ Chính trị đã ra quyết định bảo vệ, bảo quản, giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch để làm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đề xuất quy định giờ làm việc để nam nữ có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để nam nữ có thời gian tìm bạn đời

06:50 07/08/2024

Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn, 8 giờ mỗi ngày hay 40 giờ một tuần, để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình.

Mỹ Lai Việt Nam, 1968 - Nhìn lại cuộc thảm sát

Mỹ Lai Việt Nam, 1968 - Nhìn lại cuộc thảm sát

21:00 11/03/2023

Nhà Xuấn bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách 'Mỹ Lai: Việt Nam, 1968 - Nhìn lại cuộc thảm sát', giúp bạn đọc thêm hiểu về lịch sử các cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chào xã giao Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chào xã giao Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc

15:10 20/08/2024

Trao đổi tại buổi gặp xã giao, anh Bùi Quang Huy - Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và anh A Đông – Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc thống nhất, tổ chức Đoàn hai nước sẽ tăng cường hợp tác, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, cơ chế hợp tác hiện nay; thường xuyên chia sẻ, cập nhật thông tin về tổ chức Đoàn của mỗi nước; góp phần thực hiện tốt các tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao...

3.000 học sinh thi nghi thức và 'Tiếng kèn Đội ta'

3.000 học sinh thi nghi thức và 'Tiếng kèn Đội ta'

17:30 22/04/2023

Khoảng 3.000 học sinh TP.HCM đã tranh tài trong Ngày hội Đội viên, thi nghi thức Đội và hội thi 'Tiếng kèn Đội ta' toàn thành năm 2023.

Lễ hội sông nước: Thi bơi, chèo ván đứng sôi nổi trên sông Sài Gòn

Lễ hội sông nước: Thi bơi, chèo ván đứng sôi nổi trên sông Sài Gòn

13:10 01/06/2024

51 đội tham dự với gần 600 vận động viên đã thi bơi và chèo ván đứng từ cầu Ba Son đến cầu cảng số 4 (Cột cờ Thủ ngữ) trong Lễ hội sông nước năm nay.

Người nước ngoài thán phục khi đến hầm vũ khí chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Người nước ngoài thán phục khi đến hầm vũ khí chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

06:30 30/04/2023

Căn hầm trong ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP Hồ Chí Minh từng là nơi chứa hơn 2 tấn vũ khí các loại để các...

Thầy trò Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiến máu cứu người

Thầy trò Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiến máu cứu người

15:40 21/12/2023

Tham dự Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024, hàng trăm cán bộ giảng viên và sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (TP Hải Phòng) đăng ký hiến máu cứu người.

Khu nhà đất của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM chuyển cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

Khu nhà đất của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM chuyển cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

18:10 23/10/2023

Khu nhà đất của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM được điều chuyển cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình quản lý.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới