Người trẻ lười kết hôn, lấy việc nuôi thú cưng làm niềm vui là hiện tượng báo động cho bài toán dân số.
Xung quanh bài viết: Người trẻ lười kết hôn: Truyền thống 'trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng' có thể bị đảo lộn? đang khơi lên nhiều ý kiến trái chiều.
Nhằm góp thêm góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu chia sẻ của thạc sĩ Trần Xuân Tiến.
Vì sao nhiều bạn trẻ chọn nuôi thú cưng?
Khi thảo luận về các vấn đề kinh tế xã hội, đại biểu Quốc hội Trần Kim Yến (TP.HCM) lo ngại xu hướng người trẻ không lập gia đình hoặc lập gia đình nhưng không sinh con, thậm chí nuôi thú cưng để làm niềm vui trong cuộc sống.
Đó như thể liệu pháp tinh thần, trò chuyện và sinh hoạt cùng thú cưng giúp người trẻ tạm gác lại những căng thẳng, muộn phiền… để cân bằng trạng thái cảm xúc, tái tạo sức lao động.
Những hình ảnh, video ngắn về khoảnh khắc dễ thương, hành động đáng yêu của thú cưng không chỉ là niềm vui riêng, mà còn trở thành chủ đề kết nối của những người có cùng sở thích, cùng quan điểm.
Tất cả mở ra một lối sống lành mạnh, thư thái và gắn kết.
Việc nuôi thú cưng cũng giúp người trẻ có được những bài học sống ý nghĩa về sự kiên nhẫn, mối quan hệ cho - nhận tình cảm và tinh thần trách nhiệm.
Thú cưng cũng không khiến người trẻ gặp phải những tình huống thất vọng, tổn thương về tình cảm, điều mà người trẻ thường ám ảnh trong các mối quan hệ tình cảm lứa đôi thời hiện đại.
Rõ ràng, để đạt được trạng thái tâm lý an nhiên tự tại, có được cuộc sống vừa không tẻ nhạt vừa không phải đối mặt với gánh nặng lo toan thì lựa chọn nuôi thú cưng dường như đơn giản hơn, đỡ áp lực hơn so với việc yêu đương, lập gia đình và sinh con.
Người trẻ có thể tự do hưởng thụ cuộc sống độc lập mà không vướng bận chuyện gia đình, con cái, áp lực tài chính.
Công bằng mà nói thì lựa chọn sống như thế nào là quyền cá nhân của mỗi người.
Tuy vậy, nhìn từ khía cạnh tương lai quốc gia, tình trạng này tạo ra thách thức lớn trong quản lý dân số và để lại nhiều hệ lụy về mặt xã hội, gia đình vì những mặt trái của nó.
Tương lai gần, thế hệ người trẻ hôm nay sẽ phải đối mặt với tình huống cô đơn, không có sự chăm sóc khi lớn tuổi. Lớp dân số kế cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Già hóa dân số là viễn cảnh không còn xa đối với Việt Nam.
Kỳ thực, vấn đề già hóa dân số, tỉ lệ sinh thấp là câu chuyện của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nền kinh tế phát triển. Kinh nghiệm của các nước này cho thấy, cần tổng lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy việc kết hôn và sinh con của người trẻ.
Giảm áp lực xã hội, áp lực kinh tế khi kết hôn, sinh con cần được hỗ trợ từ nhà nước và các tổ chức xã hội thông qua chính sách tài chính, nhà ở, nghỉ thai sản, dịch vụ chăm sóc y tế và hệ thống giáo dục cho trẻ em.
Cần một chiến dịch tổng thể, lâu dài, thường xuyên nhằm cung cấp thông tin, tư vấn và khuyến khích người trẻ kết hôn, sinh con.
Người trẻ cần hiểu hơn về quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân với sự phát triển chung của quốc gia, trong đó có cân bằng dân số. Ý thức xã hội cần được thúc đẩy để mọi người thấu rõ tầm quan trọng của việc kết hôn và sinh con.
Quan trọng nhất là các gói giải pháp này cần được hiện thực hóa thành những hành động cụ thể, thiết thực, chứ không chỉ dừng lại ở chủ trương, mong muốn.
Hôm qua tôi có xem một chương trình giải trí, bốn chàng trai tuấn tú, cao to cùng tham gia một cuộc thi. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi: nếu chọn một người sẽ đi suốt cuộc đời với bạn, bạn sẽ chọn ai?
Một chàng trai chọn mẹ. Một chàng trai chọn người nào yêu mình. Hai người còn lại chọn chó cưng và xem nó như người yêu của mình.
Tôi hết sức ngạc nhiên về điều này!
Bạn đọc tài khoản Minh
"Người trẻ lười kết hôn, thay vào đó họ chọn nuôi thú cưng làm niềm vui", theo bạn, đó là xu hướng hay chỉ một vài trường hợp cá biệt? Cần làm gì để thoát khỏi tình trạng Việt Nam đang trong thời điểm già hóa dân số rất nhanh như hiện nay?
Mọi đóng góp hiến kế, xin gởi đến phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email bandoc@tuoitre.com.vn. Trân trọng cảm ơn.
Hàng trăm đoàn viên thanh niên tỉnh Hưng Yên phối hợp cùng lực lượng quân đội, công an, chính quyền cơ sở dầm mưa chạy lũ cùng người dân ngoài đê sông, khu vực trũng ngập sâu để đảm bảo an toàn tính mạng người và tài sản của nhân dân.
Lễ hội Loy Krathong được tổ chức vào đêm 15/12 Âm lịch Thái, thường rơi vào tháng 11 Dương lịch hàng năm, năm nay là ngày 27/11.
Ngày 13.12, Bệnh viện Huyết học Truyền máu Cần Thơ phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long, tổ chức hiến máu tình nguyện tại huyện Long Hồ....
Mô hình lớp bán trú năng khiếu hè dành cho các bạn nhỏ (6 - 11 tuổi) do Nhà Thiếu nhi TP.HCM thực hiện các năm qua đã được nhà thiếu nhi nhiều quận huyện tại TP.HCM nhân rộng, đa dạng tiết học vui chơi, trang bị kỹ năng cho các bạn nhỏ.
Hoàn thành thạc sĩ tại Pháp, về nước và đang thỉnh giảng cho một số trường đại học tại TP.HCM, Trần Công Danh hiện còn là ông chủ trẻ của Trà Sử quán nằm ngay trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.
Ngày 6/11, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN- GDTX) huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn diễn ra các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam năm 2023, với chủ đề: “An toàn giao thông – An ninh mạng” và phòng chống các tệ nạn xã hội.
Ung thư phổi, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, tinh hoàn và dạ dày là 5 loại ung thư phổ biến ở nam giới.
Lễ hội hoa Sa Đéc diễn ra lần đầu tại Quảng trường TP Sa Đéc với chủ đề Tình đất - Tình hoa, từ ngày 30/12/2023 đến 5/1.
TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành của Việt Nam giành hàng loạt giải thưởng tại Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) năm 2024.