Người trẻ bỏ cá chép, vàng mã khỏi mâm cúng ông Táo, chuyên gia văn hóa lý giải

11:10 02/02/2024

Mỗi dịp Tết ông Công ông Táo, ngoài chuẩn bị mâm cỗ cúng chu đáo, các gia đình còn mua cá chép, vàng mã để thể hiện lòng thành. Tuy nhiên, một số người cho rằng việc đốt vàng mã hay thả cá chép chỉ gây lãng phí và ảnh hưởng môi trường.

Nhiều người không đốt vàng mã, thả cá chép ngày ông Công ông Táo

Năm nay, mâm cúng ông Công ông Táo nhà chị Thảo (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chỉ có cỗ cúng, không cá chép, cũng không vàng mã. Giải thích với cậu con trai 9 tuổi vốn thích thú với màn thả cá chép xuống hồ, chị nói: “Cá này thả xuống hồ không biết nó có sống được không. Mọi năm rất nhiều cá được thả xuống sông, hồ nhưng sau 1-2 ngày cá chết hết, nổi lềnh phềnh trên mặt nước, gây ô nhiễm môi trường con ạ. Mà như thế cũng tội nghiệp con cá chép nữa, đúng không con?”.

Cậu bé nghe mẹ nói xong thì đồng ý với quyết định: “Từ nay nhà mình sẽ không mua cá chép cúng ông Công ông Táo nữa”. Chị cũng nói với con rằng, năm nay nhà mình sẽ không mua tiền vàng và “bộ quần áo giày mũ” cho “các ông, các bà” nữa để tránh lãng phí giấy, cũng như không gây bụi, khói mù mịt mỗi lần hoá vàng.

Bà mẹ 2 con cho rằng, chuyện văn hoá, truyền thống thực ra là ở trong tâm niệm, trong suy nghĩ của mỗi người. “Nếu mọi người đã hiểu và đã thấm nhuần thì văn hoá vẫn ở đó, không đi đâu mất cả. Chúng ta vẫn có thể vừa dạy con trẻ được về văn hoá dân tộc vừa có cách hành xử phù hợp với nhu cầu cuộc sống hiện đại. Theo tôi, không nhất thiết phải giữ lại toàn bộ những phong tục nếu nó không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại nữa”, chị Thảo cho hay.

Chung quan điểm, bạn Cao Thanh Thủy (Hà Đông, Hà Nội) cũng cho rằng việc thả cá chép, đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo thực sự không cần thiết.

Mâm cơm cúng ngày ông Công ông Táo nhà chị Thủy

Mâm cơm cúng ngày ông Công ông Táo nhà chị Thủy

Chị Thủy cho biết: “Từ nhỏ nhà mình đã không thả cá chép mỗi dịp Tết ông Công ông Táo. Ngày lễ, Tết, gia đình mình đều có mâm cỗ mặn cúng chu đáo nhưng không đốt vàng mã. Mình cho rằng, việc đốt vàng mã không có lộc như nhiều người vẫn nghĩ mà còn gây lãng phí, ô nhiễm môi trường”.

Chị Thủy chủ trương không sắm vàng mã các ngày lễ, Tết.

Chị Thủy chủ trương không sắm vàng mã các ngày lễ, Tết.

Khi lấy chồng, gia đình chồng chị Thủy cũng không đốt vàng mã hay thả cá chép ngày ông Công ông Táo nên cả nhà rất hợp ý nhau. Dịp ông Công ông Táo này, chị Thủy cũng chuẩn bị một mâm cỗ mặn gồm các món truyền thống như giò, chả, nem, canh, bánh chưng, thịt gà… để bày tỏ thành tâm của gia chủ.

Chị Thanh (Nguyễn Trãi, Hà Nội) trước đây rất chú trọng việc thả cá chép và đốt vàng mã trong ngày ông Công ông Táo. Tuy nhiên, từ ngày chuyển đến chung cư ở, thấy cảnh đốt vàng mã chật cứng lối đi. Mọi người chen chúc nhau, lửa bốc lên ngùn ngụt, đợi cả tiếng chưa đến lượt, chị bắt đầu sợ. Nhiều cảnh báo hỏa hoạn ở chung cư khiến chị càng… run.

“Có ngày cúng xong hết rồi mình mang vàng mã xuống đốt ở dưới chân chung cư. Hàng dài người đứng chờ khiến mình sợ. Lửa bốc lên ngùn ngụt, phải có bảo vệ đứng canh, nhìn khá là nguy hiểm nên mình bắt đầu thấy hoảng. Chồng mình ở trên nhà đợi mãi không thấy vợ lên, tưởng có chuyện gì còn lao xuống tìm.

Cỗ cúng xong nhưng mấy tiếng cả nhà chưa dọn được mâm cơm để ăn. Từ hôm đó, mình quyết định không đốt vàng mã nữa mà chỉ cúng cỗ mặn. Cá chép mình cũng không thả mà chỉ mua xôi cá chép tượng trưng. Ban đầu cũng thấy thiếu thiếu thứ gì đó nhưng rồi cũng quen. Không chỉ ngày ông Công ông Táo mà các ngày lễ khác mình cũng không cúng vàng mã”, chị Thanh chia sẻ.

Chuyên gia lý giải

Lý giải về ngày Tết ông Công ông Táo, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng có liên quan tới tục thờ bếp lửa. Tục thờ bếp lửa, coi bếp lửa như một vị thần có ở hầu hết cư dân trên thế giới. Từ khi con người biết sử dụng lửa để làm chín thức ăn, để sưởi ấm... thì bếp lửa là nơi bảo vệ, duy trì và nuôi dưỡng sự sống cho con người. Thờ tự và tín ngưỡng về bếp lửa là tất yếu trong tư duy cổ xưa.

Ở phương Đông, tục thờ bếp lửa được ghi chép rất sớm. Có 3 hình tượng được thờ tự cho Táo quân: Mặt trời (Viêm Đế), ngọn lửa (Chúc Dong) và người phụ nữ (Lão Phụ). Sau này, Táo Quân còn mang nhiều tên khác nhau nhưng 3 biểu tượng trên là cốt lõi.

Người Việt dựa trên cấu tạo ba hòn đá làm thành ông đầu rau mà sáng tạo ra sự tích hai ông một bà. Tên nhân vật thể hiện văn hoá bình dân, người nghèo: Trọng Cao (cơm), Phạm Lang (canh) và nàng Thị Nhi (nấu chín). Tôn vinh Táo Quân là tôn vinh bếp lửa, cơm canh và người phụ nữ.

Mỗi năm một lần, người Việt chọn ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Táo về trời, tâu việc xấu tốt gia đình cho Ngọc Hoàng. Để được hạnh phúc an lành, người ta phải làm việc tốt, không làm việc xấu kẻo Trời “bắt tội”. Tín ngưỡng này dạy người ta sống tử tế.

Xưa nay, vào ngày 23 tháng Chạp, ngoài chuẩn bị mâm cỗ cúng, nhiều gia đình thường mua cá chép về thả và vàng mã về đốt.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, việc thả cá chép và đốt vàng mã thuộc 2 tín ngưỡng khác nhau, gần đây mới nhập làm một trong tục cúng ông Công ông Táo.

“Thả cá là tục phóng sinh thuộc tín ngưỡng Phật giáo, thực hành vào tháng Bảy âm lịch. Đốt vàng mã cúng cõi âm là tín ngưỡng Đạo giáo. Nhập hai cái vào nhau thì khó nói chuyện đúng sai vì tục lệ vốn hay pha trộn trong đời thường. Những người hiểu tín ngưỡng thì thấy nó lổn nhổn, không đâu vào đâu. Bỏ đi, chỉ cúng giỗ là tốt, là hành động có sự hiểu biết rõ ràng, cái gì ra cái ấy.

Việc nhiều người cúng ông Táo bằng cá chép, hoặc đốt cá chép làm vật cho Táo Quân cưỡi là do truyền thống để lại”, ông nói thêm.

Link gốc: https://vietnamnet.vn/nguoi-tre-bo-ca-chep-vang-ma-khoi-mam-cung-ong-cong-ong-tao-chuyen-gia-ly-giai-2246255.html

Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức thành công giải chạy marathon với hơn 2.000 vận động viên

Tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức thành công giải chạy marathon với hơn 2.000 vận động viên

12:50 04/03/2024

Hòa Bình Marathon 2024 là giải chạy quy mô lớn, đầu tiên trên địa bàn tỉnh do Tỉnh Đoàn phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, UBND TP Hòa Bình và Công ty Cổ phần VietRace365 đồng tổ chức.

Chuyện 'chồng nhặt' ngày Valentine ở Trung Quốc

Chuyện 'chồng nhặt' ngày Valentine ở Trung Quốc

06:00 18/02/2023

Mối lương duyên kỳ lạ của một cặp đôi Trung Quốc tình cờ gặp nhau ngày Valentine là minh chứng cho việc tình yêu sẽ đến vào lúc ta không ngờ đến nhất.

Bác sĩ 6 bệnh viện phối hợp khám bệnh miễn phí người dân Điện Biên

Bác sĩ 6 bệnh viện phối hợp khám bệnh miễn phí người dân Điện Biên

14:00 21/04/2024

Bác sĩ 6 bệnh viện trung ương khám chữa, sàng lọc bệnh ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp... và cấp thuốc miễn phí cho 1.000 người dân Điện Biên.

Trung tâm y tế để bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề khám học sinh

Trung tâm y tế để bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề khám học sinh

09:20 28/11/2023

Trung tâm Y tế Quận 6 để hai bác sĩ dự phòng chưa có chứng chỉ hành nghề khám mắt và răng, bác sĩ y học cổ truyền khám nhi và tai mũi họng cho học sinh tại trường Tiểu học Bình Tiên.

Phiên bản tốt nhất của chính mình

Phiên bản tốt nhất của chính mình

09:40 13/12/2023

Võ Lập Phúc từng là thủ khoa toàn quốc khối D14 cách đây gần bốn năm, đã chọn học sư phạm và hiện đang là sinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Hàn Quốc cho phép các trường y tự quyết chỉ tiêu tuyển sinh

Hàn Quốc cho phép các trường y tự quyết chỉ tiêu tuyển sinh

08:20 20/04/2024

Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo nói sẽ cho phép các trường y tự quyết chỉ tiêu tuyển sinh vào năm tới, động thái làm tăng hy vọng sẽ chấm dứt căng thẳng y tế.

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc trên những đường cờ thanh niên

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc trên những đường cờ thanh niên

14:40 03/09/2023

Những con đường rợp cờ đỏ sao vàng Tổ quốc tung bay phấp phới được đoàn thanh niên các xã của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông triển khai không chỉ tạo diện mạo tươi sáng cho nông thôn mới, mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.

Thoát nạn đám cháy nhờ chuẩn bị trước các tình huống xấu

Thoát nạn đám cháy nhờ chuẩn bị trước các tình huống xấu

12:50 04/03/2024

Đa số các vụ cháy vào ban đêm gây thiệt hại về nhân mạng, nhưng cũng có những vụ cháy nhiều người thoát kịp. Chuyện kể của người thoát nạn.

Lớp học đặc biệt nơi sinh viên là thầy, bệnh nhân là trò

Lớp học đặc biệt nơi sinh viên là thầy, bệnh nhân là trò

15:50 31/07/2023

Mỗi tuần ba buổi, lớp học dành cho các em nhỏ thường xuyên phải điều trị dài ngày tại Trung tâm huyết học truyền máu tỉnh Nghệ An lại vang lên tiếng giảng bài của sinh viên tình nguyện.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới