TPO - Mỗi tuần ba buổi, lớp học dành cho các em nhỏ thường xuyên phải điều trị dài ngày tại Trung tâm huyết học truyền máu tỉnh Nghệ An lại vang lên tiếng giảng bài của sinh viên tình nguyện.
19 giờ, căn phòng nhỏ chừng 20m2 được sửa lại từ phòng làm việc tại Trung tâm Huyết học truyền máu tỉnh Nghệ An đông vui và rộn rã hơn. Học sinh đến lớp với những chiếc áo bệnh nhân hay băng gạc che vết kim tiêm,… |
19 giờ, căn phòng nhỏ chừng 20m2 được sửa lại từ phòng làm việc tại Trung tâm Huyết học truyền máu tỉnh Nghệ An đông vui và rộn rã hơn. Học sinh đến lớp với những chiếc áo bệnh nhân hay băng gạc che vết kim tiêm,… |
Bạn Cao Mạnh Dũng (SN 2003, sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Vinh, Đội trưởng đội sinh viên tình nguyện tại Trung tâm Huyết học và truyền máu tỉnh Nghệ An) cho biết, mỗi tuần 3 buổi, vào các thứ 3,5,7, đội sinh viên tình nguyện Trường Đại học Vinh sẽ lên lớp giảng bài cho các em. Thời gian mỗi buổi học là khoảng 2 giờ đồng hồ, bắt đầu từ 19 giờ. Các tình nguyện viên sẽ dạy các môn Toán, Ngữ văn hay các môn năng khiếu như vẽ tranh, múa hát,... Chương trình, bài giảng đã được các thành viên lên kế hoạch. |
“Các bệnh nhi đa phần mắc các bệnh thiếu máu, phải điều trị lâu dài tại Trung tâm, do đó, các em sẽ bị hổng kiến thức tại lớp. Trước khi dạy, chúng mình sẽ hỏi các bạn đã học đến đâu và dạy tiếp từ đó, kiến thức toán, đọc viết, vẽ, âm nhạc,... Lớp học không đặt nặng về kiến thức, mà chủ yếu là giúp các bé vui chơi, tự tin hơn, có tinh thần chống chọi với bệnh tật”, Dũng chia sẻ. |
Em Lương Khánh Phương (9 tuổi, trú huyện Kỳ sơn, Nghệ An) là gương mặt quen thuộc của Khoa Bệnh máu tổng hợp 2, Trung tâm huyết học truyền máu tỉnh Nghệ An. Phương bị mắc căn bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh). Đều đặn hàng tháng, em lại vượt chặng đường dài cả trăm cây số xuống Trung tâm để truyền máu, duy trì sự sống, mỗi đợt điều trị kéo dài từ 10 - 12 ngày. |
Em Lương Khánh Phương (9 tuổi, trú huyện Kỳ sơn, Nghệ An) là gương mặt quen thuộc của Khoa Bệnh máu tổng hợp 2, Trung tâm huyết học truyền máu tỉnh Nghệ An. Phương bị mắc căn bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh). Đều đặn hàng tháng, em lại vượt chặng đường dài cả trăm cây số xuống Trung tâm để truyền máu, duy trì sự sống, mỗi đợt điều trị kéo dài từ 10 - 12 ngày. |
Bạn Cao Mạnh Dũng (SN 2003, sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Vinh, Đội trưởng đội sinh viên tình nguyện tại Trung tâm Huyết học và truyền máu tỉnh Nghệ An) cho biết, mỗi tuần 3 buổi, vào các thứ 3,5,7, đội sinh viên tình nguyện Trường Đại học Vinh sẽ lên lớp giảng bài cho các em. Thời gian mỗi buổi học là khoảng 2 giờ đồng hồ, bắt đầu từ 19 giờ. Các tình nguyện viên sẽ dạy các môn Toán, Ngữ văn hay các môn năng khiếu như vẽ tranh, múa hát,... Chương trình, bài giảng đã được các thành viên lên kế hoạch. “Các bệnh nhi đa phần mắc các bệnh thiếu máu, phải điều trị lâu dài tại Trung tâm, do đó, các em sẽ bị hổng kiến thức tại lớp. Trước khi dạy, chúng mình sẽ hỏi các bạn đã học đến đâu và dạy tiếp từ đó, kiến thức toán, đọc viết, vẽ, âm nhạc,... Lớp học không đặt nặng về kiến thức, mà chủ yếu là giúp các bé vui chơi, tự tin hơn, có tinh thần chống chọi với bệnh tật”, Dũng chia sẻ.
Liên tục nhập viện truyền máu nên việc học của em vì thế mà bị gián đoạn. Khi biết có lớp học này, Phương đã rất háo hức. Những bỡ ngỡ ban đầu cũng dần tan biến. Em nhanh chóng hòa nhịp cùng các bạn để đọc thơ, làm toán, vẽ tranh, tô màu. “Con được các anh chị tình nguyện dạy kiến thức, kỹ năng sống. Từ khi tham gia lớp học, con thấy vui hơn, tinh thần thoải mái hơn, không còn quá buồn vì phải suốt ngày nằm trên giường bệnh nữa”, Phương tâm sự. |
Liên tục nhập viện truyền máu nên việc học của em vì thế mà bị gián đoạn. Khi biết có lớp học này, Phương đã rất háo hức. Những bỡ ngỡ ban đầu cũng dần tan biến. Em nhanh chóng hòa nhịp cùng các bạn để đọc thơ, làm toán, vẽ tranh, tô màu. “Con được các anh chị tình nguyện dạy kiến thức, kỹ năng sống. Từ khi tham gia lớp học, con thấy vui hơn, tinh thần thoải mái hơn, không còn quá buồn vì phải suốt ngày nằm trên giường bệnh nữa”, Phương tâm sự. |
Tỉ mỉ chỉ cho một bé trai tập viết, bạn Lương Thị Nhược Hằng (SN 2003, lớp 62A4 Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Vinh) cho biết, thành viên của lớp học không cố định, có khoảng gần 20 em với độ tuổi dao động từ khoảng 4 -10 tuổi và không cố định vì nhiều lý do. |
Tỉ mỉ chỉ cho một bé trai tập viết, bạn Lương Thị Nhược Hằng (SN 2003, lớp 62A4 Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Vinh) cho biết, thành viên của lớp học không cố định, có khoảng gần 20 em với độ tuổi dao động từ khoảng 4 -10 tuổi và không cố định vì nhiều lý do. |
Thời gian của mỗi buổi học thường không kéo dài, vừa tạo tâm lý thoải mái, vừa đảm bảo sức khỏe và thời gian điều trị cho các em. |
Thời gian của mỗi buổi học thường không kéo dài, vừa tạo tâm lý thoải mái, vừa đảm bảo sức khỏe và thời gian điều trị cho các em. |
“Do các em ở nhiều độ tuổi nên chúng mình sẽ kèm cặp riêng từng em để dạy học, luyện chữ theo chương trình học của các em. Sự thay đổi từng ngày của các em đã thắp lên hy vọng, nhiệt huyết cho mỗi thành viên trong nhóm. Mình hy vọng rằng, lớp học không chỉ trang bị thêm kiến thức mà còn giúp các em lạc quan, có niềm tin để chiến thắng bệnh tật”, Nhược Hằng tâm sự. |
“Do các em ở nhiều độ tuổi nên chúng mình sẽ kèm cặp riêng từng em để dạy học, luyện chữ theo chương trình học của các em. Sự thay đổi từng ngày của các em đã thắp lên hy vọng, nhiệt huyết cho mỗi thành viên trong nhóm. Mình hy vọng rằng, lớp học không chỉ trang bị thêm kiến thức mà còn giúp các em lạc quan, có niềm tin để chiến thắng bệnh tật”, Nhược Hằng tâm sự. |
Lớp học không đặt nặng về kiến thức, mà chủ yếu là giúp các bé vui chơi, tự tin hơn, có tinh thần chống chọi với bệnh tật. |
Lớp học không đặt nặng về kiến thức, mà chủ yếu là giúp các bé vui chơi, tự tin hơn, có tinh thần chống chọi với bệnh tật. |
Ngoài việc trang bị thêm các kỹ năng cần thiết, các hoạt động của Đội sinh viên tình nguyện Trường Đại học Vinh còn là liều thuốc tinh thần quý giá, giúp các em vơi đi đau đớn trong quá trình điều trị. |
Ngoài việc trang bị thêm các kỹ năng cần thiết, các hoạt động của Đội sinh viên tình nguyện Trường Đại học Vinh còn là liều thuốc tinh thần quý giá, giúp các em vơi đi đau đớn trong quá trình điều trị. |
100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã tụ hội tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang chiều 18-10 nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 của báo Tuổi Trẻ.
Thứ trưởng Y Vinh Tơr chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đến các vị hòa thượng, thượng tọa và đại đức... đón Tết cổ truyền của dân tộc, trên tinh thần đoàn kết, vui tươi, hạnh phúc và an lành.
Mở sao kê ngân hàng và nhận ra con đã bí mật chi hàng nghìn USD vào trò chơi điện tử đang trở thành nỗi sợ của nhiều ông bố bà mẹ đất nước tỷ dân.
Thế mạnh của báo chí trong hệ thống VUSTA là thông tin về KHCN Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng cho hay, cách đây 99 năm, ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền Báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, ...
Năm 2023, Hội trại truyền thống Tuổi trẻ giữ biển được tổ chức với sự tham gia của 600 trại sinh là đoàn viên, thanh niên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thành phố và lực lượng vũ trang trú đóng, kết nghĩa trên địa bàn TPHCM.
UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức thi tuyển ý tưởng thiết kế kiến trúc bảo tàng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long với cơ cấu giải thưởng 2 tỉ đồng.
Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam vừa khánh thành trụ sở mới hơn 100 tỉ đồng, đồng thời căn biệt thự Pháp cổ phía trước trụ sở mới cũng được trùng tu, bảo tồn.
Một số người đàn ông nổi tiếng vì 'thành tích' hiến tinh trùng, trở thành cha của hàng trăm đứa trẻ, song phải đối mặt với rắc rối pháp lý và đạo đức.
Nhìn những hình ảnh săn mây thót tim, có người cho rằng đó là hình ảnh cắt ghép. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, những hình ảnh nói trên được chụp tại xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, Yên Bái.