Sau khi bị kiến cắn vào sườn phải, người phụ nữ 46 tuổi (trú tỉnh Tuyên Quang) tím tái, ngất lịm,… được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, mới đây khoa hồi sức tích cực - chống độc bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân T.T.T. (46 tuổi) trong tình trạng nguy kịch.
Gia đình bà T. cho biết trước khi nhập viện khoảng 10 phút, khi đang đi làm bà T. bị kiến xoan đốt vào sườn bên phải. Sau khi bị kiến cắn khoảng 5 phút, bà T. bắt đầu vã mồ hôi, tím tái, ngất lịm đi.
Bà T. nhập viện trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, sùi bọt mép, tiết nhiều đờm dãi, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, vã mồ hôi, chân tay lạnh toát, thở ngáp.
Bác sĩ Chẩu Thị Nguyệt - khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang - cho hay ngay khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ mức độ nguy kịch và được cấp cứu nhanh chóng.
Bệnh nhân được điều trị bằng nhiều biện pháp hồi sức tích cực, thải độc và chăm sóc đặc biệt. Sau 10 phút nỗ lực chạy đua với tử thần, huyết áp bệnh nhân dần ổn định, bệnh nhân dần tỉnh, thở theo máy.
Theo bác sĩ Nguyệt, người dân sau khi tiếp xúc với dị nguyên, có thể là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm: thuốc, côn trùng, thức ăn và các hóa mỹ phẩm khác,…
Trường hợp phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc.
"Với những trường hợp phản vệ, nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ bị co thắt phế quản gây suy hô hấp, phù phổi cấp, giãn toàn bộ hệ thống mao mạch gây trụy mạch dẫn đến tử vong.
Vì vậy, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các nguy cơ như kiến đốt, ong đốt, hoặc sau khi ăn các loại thực phẩm, thuốc... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị.
Đặc biệt, người dân khi lao động tại môi trường có nhiều côn trùng cần bảo hộ, mặc áo dài tay, đeo gang tay,...để tránh bị các loại côn trùng đốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe", bác sĩ Nguyệt khuyến cáo.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ngành y tế TP.HCM và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại Cần Thơ sáng 21-7.
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện công khai đường dây nóng, ghi nhận thông tin phản ảnh của người dân.
Mỗi ngày, một bác sĩ tại khoa dịch kính võng mạc Bệnh viện Mắt TP.HCM đã khám đến 3 - 5 ca bị đột quỵ mắt…
Nigeria là quốc gia đầu tiên phê duyệt và sử dụng vaccine Men5CV mới, nhằm kiểm soát dịch viêm màng não mô cầu đang bùng phát trong nước.
Cuộc chạy đua cứu cậu bé hồi hộp đến khó tin, như câu chuyện cổ tích được viết bởi tình yêu thương của rất nhiều người...
Liên quan đên vụ nổ súng bắn hai vợ chồng ở Đồng Nai vào sáng 30-8 tại TP Biên Hoà, các bác sĩ cho hay người chồng đang trong tình trạng nguy kịch.
Mức sinh của TP.HCM đang ở mức rất thấp so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Xu hướng ngại sinh con đang dần phổ biến tại TP.HCM.
Ung thư khởi phát sớm được định nghĩa là các trường hợp ung thư được chẩn đoán ở những người dưới 50 tuổi.
Ngày 13.7, tin từ Trung tâm Y tế huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông ) cho biết, đơn vị đang điều trị vết thương bị nhiễm trùng nặng cho bệnh...