Mức sinh của TP.HCM đang ở mức rất thấp so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Xu hướng ngại sinh con đang dần phổ biến tại TP.HCM.
Ngày 8-7, ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, cho biết xu hướng ngại kết hôn và ngại sinh con nay đang dần trở nên phổ biến tại TP.HCM.
Trong năm 2023, mức sinh đã giảm đáng kể so với 10 năm trước. Cụ thể, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản năm 2023 là khoảng 1,32 con/phụ nữ, trong khi đó vào năm 2013 là 1.68 con/phụ nữ.
Số liệu này cho thấy mức sinh của TP.HCM đang ở mức rất thấp so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Trong năm 2024, TP.HCM đặt chỉ tiêu duy trì tổng tỷ suất sinh ở mức 1.36 con/phụ nữ. Hiện nay, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình TP.HCM vẫn đang tiếp tục thống kê và phân tích dữ liệu một cách chi tiết hơn nhưng dự báo con số này chỉ có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2023.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng người trẻ ngại kết hôn và ngại sinh con, đặc biệt là việc ngại sinh con thứ hai.
Đầu tiên, về mặt tâm lý và xã hội nguyên nhân dẫn đến xu hướng sinh ít con có thể thấy là các áp lực kinh tế, sự cạnh tranh công việc và còn xuất phát từ lý do là các cặp vợ chồng mong muốn chăm sóc con cái một cách tốt nhất.
Nhiều cặp vợ chồng có quan điểm kết hôn muộn và sinh ít con để tập trung mọi nguồn lực về tài chính, thời gian và sức khỏe để chăm sóc và đầu tư cho con cái. Ngoài ra, việc học tập và phát triển sự nghiệp cũng ảnh hưởng đến quyết định sinh con của nhiều người.
Theo xu hướng trên, các cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là phụ nữ, sẽ quyết định trì hoãn việc kết hôn để có thêm nhiều thời gian học tập nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nắm bắt các cơ hội phát triển bản thân.
TP.HCM đang là một trong 21 tỉnh thành có mức sinh thấp nhất cả nước. Mức sinh giảm sẽ tác động mạnh đến cơ cấu dân số trong tương lai.
Tỉ lệ người trẻ và người trong độ tuổi lao động giảm, tỷ lệ người cao tuổi tăng cao, dân số bị suy giảm nghiêm trọng làm cho nguồn lao động bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và sự phát triển kinh tế.
Mức sinh giảm, tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho hệ thống an sinh - xã hội, phúc lợi, nhân lực và chi phí lớn để chăm sóc người cao tuổi.
"Vấn đề giảm tỷ lệ sinh, ngại kết hôn, ngại sinh con ở TP.HCM đang là một thách thức lớn. Để giải quyết vấn đề này, cần có những biện pháp thực hiện đồng bộ, từ chính sách hỗ trợ đến việc thay đổi nhận thức của người dân thành phố", ông Trung phân tích.
Hiện nay thành phố đang giải quyết câu chuyện trên theo hướng thực hiện các chính sách dân số theo định hướng khuyến sinh với nhưng cân nhắc thận trọng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực dân số, đặc biệt là xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của người dân.
Để khuyến sinh, theo ông Trung, không đơn giản chỉ là sự thay đổi về số con mà quan trọng nhất vẫn là những chế độ hỗ trợ cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi kết hôn và sinh con để làm thế nào họ có thể nuôi dạy con cái trong điều kiện phát triển tốt nhất vì đây chính là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai cũng như phù hợp mục tiêu quan trọng nhất của chính sách dân số chính là nâng cao chất lượng dân số.
Ngành dân số thành phố đang bắt đầu từ hoạt động cơ bản nhất là truyền thông, truyền tải các thông điệp về mức sinh thấp và những hệ lụy của mức sinh thấp đến cho người dân và xã hội để mọi người hiểu hơn về vấn đề mức sinh thấp.
Từ các nguyên nhân đã nhận định ở trên, cho đến hiện nay TP.HCM đang đi những bước đi thận trọng trong việc điều chỉnh mức sinh dựa trên việc quan sát các kinh nghiệm của các nước trên thế giới và dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia và ý kiến của chính người dân phản hồi qua nhiều kênh truyền thông.
TP.HCM đang được xếp vào nhóm 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp trong cả nước. Số liệu năm 2023 cho thấy, số con trung bình của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở thành phố là 1,32 con.
Trong điều kiện kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, tốc đô thị hóa cao, sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng; mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội,...
Để góp phần giải quyết vấn đề mức sinh thấp của thành phố ngành Y tế TP.HCM phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể tổ chức Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số tại vùng có mức sinh thấp năm 2024.
Chiến dịch được triển khai thực hiện tại 159 phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện từ ngày 1-7 đến 31-8-2024.
Các hoạt động của chiến dịch nhằm giúp cho người dân thành phố được tiếp cận các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số có chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Quốc hội vừa thông qua Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, vậy lương hưu mới, tuổi nhận trợ cấp xã hội, mức trợ cấp mới, các chế độ phúc lợi xã hội... sẽ thay đổi thế nào?
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Dân số, dự kiến Việt Nam sẽ có 1,5 triệu nam giới 'dư thừa' vào năm 2034 và có thể lên tới 4,3 triệu vào năm 2050 nếu không giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bên cạnh đa số đều hài lòng, kết quả đo lường của Sở Y tế TP.HCM còn cho thấy một số hạn chế khiến người bệnh phàn nàn về thời gian chờ làm thủ tục, chờ bác sĩ khám và nhập viện.
Tin tức đáng chú ý: Trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza về tay 'ông lớn' bánh kẹo Kido; Bất động sản Phát Đạt bất ngờ dừng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức; Gần 68% người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp không có bằng cấp...
Trước nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết khi TPHCM đang vào mùa mưa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động...
Theo Bộ Y tế, trong 6 ngày Tết Giáp Thìn, các cơ sở y tế trên cả nước tiếp nhận hơn 320.000 lượt người bệnh, tăng 30,2% so với cùng kỳ Tết Quý Mão.
Ngày 15-3, Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa đã đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân liên quan vụ thai nhi 9 tháng tử vong tại trung tâm này.
Chuyên gia cảnh báo hiện có rất nhiều những quan điểm chưa đúng về đột quỵ, từ đó dẫn đến người bệnh mất cơ hội vàng điều trị.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ngành y tế TP.HCM và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại Cần Thơ sáng 21-7.